nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Nguyễn Du viết về Hàn Tín

    Nguyễn Du viết về Hàn Tín

    ( 18/05/2016 )

    Hàn Tín là một nhân vật lịch sử Trung Quốc, được người đời các nước ÁĐông bàn luận nhiều nhất. Hàn Tín đem tài trí giúp Lưu Bang thu đoạt thiên hạ. Một vị Nguyên soái mưu trí bách chiến bách thắng, đánh bại Hạng Vũ, bậc anh hùng sức mạnh vô song, không ai không bảo Hàn Tín là một nhân tài. Nhưng người thì biện luận Hàn Tín là bậc anh hùng, kẻ thì gọi là bậc cơ xảo. Làm nên cơ nghiệp cho Hán Cao Tổ nhưng khi thành công rồi thì bị vu cáo làm phản, tội danh vu vơ, bị giáng chức, bị Lưu Bang mượn tay vợLã Hậu giết cả ba họ, bị xẻ thịt cho chóăn. Mọi người đều ngậm ngùi cho số phận bi thảm của Hàn Tín và các công thần gầy dựng nhà Hán.

  • Nguyễn Du-nhà nho hành đạo

    Nguyễn Du-nhà nho hành đạo

    ( 09/05/2016 )

    Bấy lâu nói về Nguyễn Du ta quen nhìn ông dưới góc độ một nhà thơ, một " nhà nho tài tử ", cho rằng ông chuyên chú nhiều cho văn chương, cuộc đời ông chỉ có văn chương, bàng bạc trong văn chương ông là một nỗi suy tư, nỗi buồn dằng dặc (?!).

  • Cái nhìn tự sự đa chiều trong Truyện Kiều

    Cái nhìn tự sự đa chiều trong Truyện Kiều

    ( 03/05/2016 )

    Truyện Kiều là một tác phẩm tự sự đa chiều, nhiều giọng, nhiều điểm nhìn. Một mặt là những điểm nhìn có sẵn của truyền thống tự sự trung đại. Đó là điểm nhìn tu từ học, điểm nhìn tiểu thuyết chương hồi, điểm nhìn lễ giáo, quan phương.

  • Chế Lan Viên với Nguyễn Du và Truyện Kiều

    Chế Lan Viên với Nguyễn Du và Truyện Kiều

    ( 20/04/2016 )

    Truyện Kiều là di sản văn hóa quý báu của dân tộc. Xưa nay, Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn là một đề tài để cảm tác và phê bình, bàn luận của giới văn nghệ sĩ, các nhà nghiên cứu, học giả có tiếng.Riêng về thi ca, nhiều nhà thơ hiện đại như Tố Hữu, Huy Cận, Xuân Diệu, Tế Hanh,... đều có tiếng nói cảm nhận, chia sẻ. Chế Lan Viên là một người trong số đó, qua thơ và văn đã từng nói nhiều nhất và nói hay nhất về thi hào và kiệt tác Truyện Kiều.

  • Hoa trong Truyện Kiều

    Hoa trong Truyện Kiều

    ( 21/03/2016 )

    Ngày xuân, nói chuyện về hoa trong Truyện Kiều không chỉ là dịp thưởng thức hoa mà còn là dịp nhìn lại văn hóa truyền thống dân tộc. Chỉ riêng từ “hoa” ở tác phẩm này đã bao hàm nhiều vấn đề thú vị của văn học và văn hóa Việt Nam. Chúng tôi sẽ chọn một số trường hợp có xuất hiện “hoa” ở tác phẩm này để cùng bạn đọc suy nghĩ, bàn luận.

  • Tính cá thể hóa trong ngôn ngữ Truyện Kiều

    Tính cá thể hóa trong ngôn ngữ Truyện Kiều

    ( 15/03/2016 )

    Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu của các tác phẩm văn học “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki). Nó thể hiện đầy đủ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của mỗi nhà văn. Cho nên, đến với bất kì một tác phẩm văn học nào, cũng không thể bỏ qua ngôn ngữ của tác phẩm, cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn trong tác phẩm. Thiên tài văn học Nguyễn Du cũng không ngoại lệ. Làm nên kiệt tác Truyện Kiều, phải kể đến đầu tiên là vai trò của yếu tố ngôn ngữ. Với ngôn ngữ Truyện Kiều, Nguyễn Du đuợc xem là “bậc thầy ngôn ngữ của dân tộc”, là nguời đã nâng ngôn ngữ văn học của dân tộc, của thời đại lên đến đỉnh cao chói lọi. Lẽ tất nhiên, khi tìm hiểu kiệt tác này không thể không tìm hiểu yêú tố ngôn ngữ. Nhưng ngôn ngữ trong Truyện Kiều có nhiều đặc điểm, nhiều vẻ đẹp của một vĩa trữ luợng tinh thần giàu tiềm năng khai thác. Với khả năng có hạn, ở phạm vi bài viết này, tôi chỉ đi vào một vấn đề cụ thể : Tính cá thể hoá trong ngôn ngữ Truyện Kiều.

  • Cảm thức nhân loại qua Văn chiêu hồn của Nguyễn Du

    Cảm thức nhân loại qua Văn chiêu hồn của Nguyễn Du

    ( 13/03/2016 )

    Bài Chiêu hồn thập loại chúng sinh (còn gọi là Văn tế thập loại chúng sinh hay Văn chiêu hồn) của Nguyễn Du với chỉ 184 câu thơ song thất lục bát, đã trở thành một kiệt tác bất hủ trong di sản văn hóa tinh thần của nhân loại. Đúng như nhà sư Thích Nguyên Hiền viết, Nguyễn Du “đã đem từng khúc ruột quặn đau của mình làm bút, trích từng giọt lệ rớm máu của mình làm mực, viết nên một tình tự nồng nàn da diết, nỗi lòng Tố Như hay tiếng ngậm hờn thiên cổ kiếp sống phù du? Ai đó trong cõi mang mang trường dạ hẳn đã nghe ra niềm cảm thông buốt lạnh tồn sinh, rưng rưng kiếp số và thổn thức nhân tình. Chưa bao giờ trong thi ca Việt Nam lại ngậm ngùi đến thế”.

  • Ngựa với những nhân vật trong Truyện Kiều

    Ngựa với những nhân vật trong Truyện Kiều

    ( 25/02/2016 )

    Trong Truyện Kiều, hình ảnh con ngựa gian nan cực khổ cùng con người trong đời thường và trong trận mạc được Nguyễn Du mô tả một cách tài hoa.

  • Truyện Kiều của Nguyễn Du  - Nhìn từ góc độ biểu tượng

    Truyện Kiều của Nguyễn Du - Nhìn từ góc độ biểu tượng

    ( 24/02/2016 )

    Lý giải sức mạnh ngôn ngữ trong Truyện Kiều một số học giả cho rằng Nguyễn Du đã kết hợp hài hòa ngôn ngữ bình dân: sử dụng nhiều khẩu ngữ, nhiều “chữ nước” và ngôn ngữ bác học: nhiều điển tích, điển cố, ước lệ, tượng trưng, nhiều chữ đúc và nâng Tiếng Việt lên trình độ mới trong sáng tạo nghệ thuật....

  • Nguyễn Du trong dòng thơ ca 'Hưởng lạc' Việt Nam và Thế giới cổ trung đại

    Nguyễn Du trong dòng thơ ca "Hưởng lạc" Việt Nam và Thế giới cổ trung đại

    ( 28/01/2016 )

    Phải chăng đã đến lúc cần có những diễn giải mới, cần hiểu rộng hơn, toàn diện hơn và hiện đại hơn về bức chân dung tinh thần của Nguyễn Du trong cuộc đời và trong văn chương?

Nghiên cứu thảo luận

Audio Guide

nguyendu.d.webcom.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website