Một đặc điểm thường thấy của các tác phẩm văn học vĩ đại là tầng hàm nghĩa của chúng vô cùng phong phú cho phép có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, bổ sung nhau, tầng tầng lớp lớp, hầu như là vô tận. Hàm nghĩa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Đó chính là lí do làm cho vấn đề tư tưởng Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay vẫn là một điểm sôi động, tiếp tục xuất hiện những cách hiểu khác nhau mà mỗi cách đều có cái lí riêng của nó. Đến lượt mình, chúng tôi với tình yêu vô hạn đối với tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, cũng xin mạo muội trình thêm một cách hiểu để chư vị tham khảo.
Người dân Nghi Xuân quê tôi trước đây thường không gọi Đại thi hào Nguyễn Du là "Quan tham tri bộ lễ" hoặc là "Cẩn chánh Đại học sĩ" mà thường gọi ông là quan "Thuý Kiều", một cái tên hết sức thân mật, bình dị gắn liền với công lao sự nghiệp và cuộc đời của ông.
Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh hiên, sinh năm Ất dậu, niên hiệu Cảnh Hưng. Gia phả họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi chú ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất dậu.
Quân Trung Đối có ba bản in chữ Nôm bản do Lễ Môn Đường ở Hà Nội in năm Tự Đức Kỷ Mão (1879) bản in này chưa tìm thấy, bản do hiệu Quảng Thành ở Nam Định in năm 1910 và bản do hiệu Xuân Lan ở Hải Phòng in năm 1911. Các bản này đều ghi đề sách Trung Quân Đối diễn ca và không ghi tên tác giả.
Truyện Kiều lúc đầu được Nguyễn Du đặt tên là Đoạn trường Tân Thanh, nghĩa là: Tiếng nói mới đứt ruột. Được viết dựa vào một tác phẩm cổ của Thanh Tâm Tài Nhân, một tác giả sống vào đời nhà Thanh. Nội dung của Kim Vân Kiều truyện bắt nguồn từ một câu chuyện có thật xảy ra từ thời nhà Minh.
Nguyễn Du - ngọn hải đăng rực rõ của thi ca Việt Nam, đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học lớn, mà tiêu biểu là: Văn chiêu hồn, Truyện Kiều và Long Thành cầm giả ca. Tư tưởng xuyên suốt các tác phẩm của ông là tính nhân bản, sự cảm thương sâu sắc trước những bất hạnh, bi kịch trong xã hội.
Trong lịch sử phát triển các dòng họ Việt Nam, họ Nguyễn - Tiên Điền là một trong những dòng họ lớn đã có những đóng góp nhất định cho dân tộc ta giai đoạn thế kỷ 18.
“Trúc xinh trúc mọc đầu đình, Em xinh em đứng một mình cũng xinh”. Có nàng thôn nữ Bắc Ninh, Đem câu quan họ trao tình miền trong. Yếm đào thắt đáy lưng ong,
Mới ngày nào năm ấy. Khoảng 1793. Nguyễn Du còn nấp trong bóng tối nhìn ngắm và lắng nghe người đàn bà vừa hát vừa gảy đàn ở Long Thành. Để chừng 20 năm sau, nhờ tiếng đàn ấy mà nhận ra sự tàn tạ của một triều đại lịch sử bể dâu biết bao đau đớn. Trăm năm chớp mắt có là bao. Lại 250 năm nữa qua rồi. Tên tuổi của Nguyễn Du chói sáng trên bầu trời ...