nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Nguyễn Du và Truyện Kiều từ góc nhìn giáo dục- văn hóa

    Nguyễn Du và Truyện Kiều từ góc nhìn giáo dục- văn hóa

    ( 10/09/2015 )

    Giải mã ngôn ngữ trong Truyện Kiều người đọc sẽ cảm nhận, thụ hưởng và khai thác được các giá trị văn hoá đặc sắc nhất của người Việt mà Nguyễn Du đã kí thác trong đứa con tinh thần của mình. Đó là các giá trị làm nên hồn cốt Việt, không thể trộn lẫn, bao gồm: giá trị triết học, giá trị luân lí, giá trị xã hội, giá trị tôn giáo, giá trị văn chương.

  • Thêm một ý kiến về thời gian sáng tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du

    Thêm một ý kiến về thời gian sáng tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du

    ( 10/09/2015 )

    Cho đến thời điểm hiện tại, khi mà ngày lễ kỷ niệm 250 năm sinh Đại thi hào Nguyễn Du sẽ được tổ chức, vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau về thời gian và địa điểm ông viết Truyện Kiều, với nhiều cách tìm tòi nghiên cứu khác nhau. Với cách khảo sát thực địa, đã từng gặp hậu duệ của Đại thi hào là Tiến sĩ Nguyễn Mai (1876 - 1954), PGS Nguyễn Thạch Giang cho rằng thời gian Nguyễn Du viết Truyện Kiều là lúc ông 14-15 tuổi (theo năm dương lịch không tính tuổi mụ), quãng năm 1779-1780 [8]. Theo hướng nghiên cứu chữ húy trong Truyện Kiều, GS Nguyễn Tài Cẩn, PGS Ngô Đức Thọ, Đào Thái Tôn, Lê Thành Lân [8, 9] kết luận: Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều quãng thời gian từ năm 1785-1790, lúc ông 20-25 tuổi. Nhiều ý kiến khác nhau nữa cho rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều vào thời gian gió bụi đi lánh nạn, hoặc sau thời gian đi sứ về, sau năm 1814, lúc ông đã lớn tuổi.

  • Việc kị húy tên vua Lê Chiêu Thống và chúa Trịnh Bồng trong truyện Kiều

    Việc kị húy tên vua Lê Chiêu Thống và chúa Trịnh Bồng trong truyện Kiều

    ( 09/09/2015 )

    1/ Về vấn đề này chúng tôi đã viết khá nhiều nhưng vẫn có những độc giả chưa tán thành hoặc nêu nhiều thắc mắc. Có lẽ do lỗi chúng tôi: chúng tôi đã nêu dẫn chứng một cách quá tham lam, và đã trình bày một cách quá rắc rối. Nay chúng tôi chỉ xin thông báo lại về chỉ một cứ liệu, và một cách thật ngắn gọn.

  • Góc nhìn về Kiến trúc trong Truyện Kiều

    Góc nhìn về Kiến trúc trong Truyện Kiều

    ( 08/09/2015 )

    "Riêng tôi, những câu thơ trong Truyện Vương Thúy Kiều đã giúp tôi tìm ý trong một số công trình mà sự việc này đến với tôi một cách thật là ngẫu nhiên" - Từ những phân tích, nhận định đánh giá, vẽ phác thảo cụ thể các công trình có trong Truyện Kiều để người đọc thấy được sự sáng tạo của Đại thi hào Nguyễn Du trong lĩnh vực kiến trúc... Đó là góc nhìn mới: Kiến trúc trong Truyện Kiều của cố kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn.

  • Một số ý kiến về hai bài 'Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu','Thác lời trai phường nón' của Nguyễn Du và bài 'Thác lời trai phường vải' của Nguyễn Huy Quýnh

    Một số ý kiến về hai bài "Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu","Thác lời trai phường nón" của Nguyễn Du và bài "Thác lời trai phường vải" của Nguyễn Huy Quýnh

    ( 06/09/2015 )

    Như mọi người đều biết, cuối thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII ở vùng Nghệ An có hai làng khá nổi tiếng là làng Tiên Điền (nay thuộc huyện Nghi Xuân, Nghệ Tĩnh) và làng Trường Lưu

  • Không gian siêu hình trong Truyện Kiều

    Không gian siêu hình trong Truyện Kiều

    ( 06/09/2015 )

    Khảo sát không gian Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu đã khảo sát các không gian nhà chứa, tu hành, không gian họ Hoạn danh gia(1)... cũng như các tính chất, đặc điểm của các không gian trong tác phẩm như không gian lưu lạc, không gian giam hãm, không gian tha hương(2)... Điều này có nghĩa là các không gian được khảo sát là các không gian hiện thực, có thể quan sát được bằng giác quan.

  • Chữ Thân và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều

    Chữ Thân và vấn đề thân phận trong tư tưởng Truyện Kiều

    ( 31/08/2015 )

    Một đặc điểm thường thấy của các tác phẩm văn học vĩ đại là tầng hàm nghĩa của chúng vô cùng phong phú cho phép có thể có nhiều cách lí giải khác nhau, bổ sung nhau, tầng tầng lớp lớp, hầu như là vô tận. Hàm nghĩa trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cũng như vậy. Đó chính là lí do làm cho vấn đề tư tưởng Truyện Kiều của Nguyễn Du đến nay vẫn là một điểm sôi động, tiếp tục xuất hiện những cách hiểu khác nhau mà mỗi cách đều có cái lí riêng của nó. Đến lượt mình, chúng tôi với tình yêu vô hạn đối với tác phẩm của thi hào Nguyễn Du, cũng xin mạo muội trình thêm một cách hiểu để chư vị tham khảo.

  • Đại thi hào Nguyễn Du với quê hương

    Đại thi hào Nguyễn Du với quê hương

    ( 10/08/2015 )

    Người dân Nghi Xuân quê tôi trước đây thường không gọi Đại thi hào Nguyễn Du là "Quan tham tri bộ lễ" hoặc là "Cẩn chánh Đại học sĩ" mà thường gọi ông là quan "Thuý Kiều", một cái tên hết sức thân mật, bình dị gắn liền với công lao sự nghiệp và cuộc đời của ông.

  • Nhà Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du

    Nhà Đại thi hào dân tộc danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du

    ( 10/08/2015 )

    Nguyễn Du tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh hiên, sinh năm Ất dậu, niên hiệu Cảnh Hưng. Gia phả họ Nguyễn làng Tiên Điền phát hiện năm 1966 có ghi chú ngày sinh của Nguyễn Du là 23 tháng 11 năm Ất dậu.

  • NGUYỄN NGHI - Tác giả truyện thơ QUÂN TRUNG ĐỐI Ngôi sao và kiệt tác văn học họ Nguyễn Tiên Điền bị lãng quên TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

    NGUYỄN NGHI - Tác giả truyện thơ QUÂN TRUNG ĐỐI Ngôi sao và kiệt tác văn học họ Nguyễn Tiên Điền bị lãng quên TS PHẠM TRỌNG CHÁNH

    ( 10/08/2015 )

    Quân Trung Đối có ba bản in chữ Nôm bản do Lễ Môn Đường ở Hà Nội in năm Tự Đức Kỷ Mão (1879) bản in này chưa tìm thấy, bản do hiệu Quảng Thành ở Nam Định in năm 1910 và bản do hiệu Xuân Lan ở Hải Phòng in năm 1911. Các bản này đều ghi đề sách Trung Quân Đối diễn ca và không ghi tên tác giả.

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website