Năm 1929, Hội Khai trí Tiến Đức khởi tạo văn bia Tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du và năm 1930 hoàn thành. Bia được đặt trang trọng trong sân khuôn viên của trụ sở Hội Khai trí Tiến Đức, nay là địa chỉ số 16, Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội.
Nguyễn Tán sinh năm Giáp Tý (1804), tên chữ là Tụ Phủ, hiệu Cẩm Đình, là người có tài và thông minh. Khoa thi Nhâm Thìn (1832) ông đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, giữ đến chức Lại bộ Viên ngoại lang. Ông mất vào năm Ất Mùi (1835) dưới triều vua Minh Mạng năm thứ 16
Lạng Sơn Đoàn thành đồ của Nguyễn Nghiễm có giá trị khá đặc biệt đối với vùng đất Lạng Sơn nói riêng và đối với nhiều lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa lịch sử của nước ta nói chung. Đây là một trước tác thuộc lĩnh vực địa chí học ghi chép về mảnh đất biên cương Lạng Sơn, cũng chính là một trong những công trình rất giá trị mà Nghị Hiên công để lại cho đời. Vì thế, trong những năm vừa qua, chúng tôi đã thu thập, phiên dịch và bước đầu nghiên cứu về Lạng Sơn Đoàn thành đồ. Với bài viết này, trên cơ sở nghiên cứu văn bản học, chúng tôi xin được khái lược những nét giá trị điển hình của tác phẩm trên, ngõ hầu cung cấp thêm một tư liệu đáng quí cho khoa học lịch sử và văn hóa...
Trong số những danh nhân họ Nguyễn Tiên Điền kể từ Xuân quận công Nguyễn Nghiễm trở đi, Nguyễn Hành có thể được xem là một vị xử sĩ tài năng, tiếng tăm lan truyền khắp chốn. Không phải ngẫu nhiên khi ông được người đời tôn xưng là một trong “An Nam ngũ tuyệt” xứ Nghệ (thế kỷ XVIII – XIX), sánh ngang với Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du – người chú ruột của mình.
Như đã nói ở kỳ trước, Nguyễn Du là một trong ba nhân cách lớn của dân tộc thấu ngộ nghĩa lý Kinh Kim Cương. Nguyễn Du đã lấy Kinh Kim Cương làm sự nghiệp và mang cốt cách của một vị thiền sư thực sự theo tính truyền thừa.
Cuộc gặp gỡ giữa Kinh Kim Cương và tư tưởng của Đại thi hào Nguyễn Du (Kỳ 1)
Trong dòng phát triển của Phật giáo và lịch sử dân tộc Việt, Kinh Kim Cương là một bản kinh có vị trí vô cùng quan trọng. Những nhân cách lớn trong lịch sử và văn hóa dân tộc đã tiếp nhận, suy niệm và sử dụng Kinh Kim Cương.
Nguyễn Khản quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, mẹ là bà Đặng Thị Dương, con gái thứ 2 của Tri phủ Đặng Sỹ Vinh, vốn thông minh, xinh đẹp, làu thông kinh sử, 16 tuổi lấy chồng và sinh ra Nguyễn Khản vào ngày 3 tháng 3 năm Giáp Dần (16/4/1734). Theo Hoan Châu - Nghi Tiên Nguyễn gia thế phả: Trước lúc sinh ra Nguyễn Khản, “phu nhân chiêm bao thấy ở dưới mặt trời lại có một mặt trời khác, bà có thai 11 tháng rồi sinh ra ông”. Giấc mộng đó là điềm báo trước sự thành đạt của chồng và con trai bà.
Quá trình tìm hiểu kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 16/9/1820) trải suốt từ thế kỷ XIX đến XX và đã đạt nhiều thành tựu. Đặc biệt từ giai đoạn Đổi mới đất nước (1986) đến nay, việc nghiên cứu, tiếp nhận Truyện Kiều đã phát triển ngày càng sâu rộng hơn, bao quát trên tất cả các phương diện, từ định hướng tổ chức, sưu tầm, phiên âm, giới thiệu văn bản đến nghiên cứu, bình luận, giảng dạy trong nước và quốc tế.
Tại Viện Văn học vừa diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia nhân kỷ niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du với chủ đề “Nguyễn Du - Truyện Kiều qua văn bản và các liên văn bản văn chương nghệ thuật”, thu hút các nhà nghiên cứu, giảng viên ở trong và ngoài nước với những nhận định và cung cấp tư liệu mới thú vị.