Có thể nói tuyệt đại đa số người Việt Nam trong suốt cuộc đời nếu không từng đọc Truyện Kiều thì cũng đã nghe nói đến Truyện Kiều, hoặc đã nghe nói đến một số nhân vật trong Truyện Kiều. Truyện Kiều là một đại tác phẩm văn học của Việt Nam mà như Pham Quỳnh đã đánh giá là: “Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn”. Ngoài ra các cụ ta xưa cũng còn có câu: “Làm trai biết đánh tổ tôm, uống trà Chính Thái, xem nôm Thuý Kiều” để nói về một người con trai muốn được kể là tài tử, phong nhã tất phải biết đánh tổ tôm, biết thưởng thức trà ngon và biết đọc Truyện Kiều. Từ đó mà suy ra Truyện Kiều giá trị như thế nào?!
Ở vào độ tuổi 15, khi gặp ngôi mộ Đạm Tiên hoang lạnh bên đường, nàng Kiều buột miệng than rằng: “…Hồng nhan tự thuở xưa,/Cái điều bạc mệnh có chừa ai đâu!”.
Tính đa nghĩa của tác phẩm văn học không phải là vấn đề mới mẻ. Từ xưa, cổ nhân đã nói đến vấn đề “ý tại ngôn ngoại, huyền ngoại chi âm, cam dư chi vị 意在言外, 玄外之音, 甘餘之味” (ý ở ngoài lời, âm thanh ở ngoài tiếng đàn, mùi ở ngoài vị ngọt), “ngôn tận ý bất tận” 言盡意不盡 (lời cạn ý không cạn) của văn chương, nhất là thơ ca.
Thế giới nhân vật của Truyện Kiều có nhiều kiểu khác nhau như nhân vật lý tưởng, nhân vật anh hùng, nhân vật đại diện cho cái xấu ác của xã hội… nhưng Hoạn Thư lại khác, Hoạn Thư là con người của cuộc sống như vốn có của nó…
Trong những nhân tố (hoặc điều kiện) cốt thiết cho sự hình thành bản lĩnh một doanh nhân chân chính, rất cần một tư chất văn hóa, có thể gọi là văn hóa doanh nhân.
Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài là câu Kiều được bạn đọc vận dụng nhiều nhất trong giao tiếp khi có một hoàn cảnh thích ứng muốn đề cao cái tâm trong cuộc sống (Theo cách hiểu từ cái tâm trong việc bán mình cứu cha của Kiều đã được khái quát lên như vậy). Nhưng đọc kĩ văn bản, ta bỗng chột dạ, Nguyễn Du đang nói chữ Tâm kia, một chữ Tâm rất riêng chứ đâu phải chữ Tâm chung chung. Như một sự gợi mở, ta thấy chữ Tâm đã được Nguyễn Du đề cập ở những khía cạnh khác nhau chứ không đơn nghĩa. Chữ Tâm kia là chữ Tâm nào vậy?