nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Nghiên cứu thảo luận

  • Nguyễn Du - Truyện Kiều trong đời sống văn hóa đất Nghi Xuân

    Nguyễn Du - Truyện Kiều trong đời sống văn hóa đất Nghi Xuân

    ( 18/10/2015 )

    Đại thi hào Nguyễn Du (1765 - 16 / 9 / 1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, sinh ở kinh thành Thăng Long và lớn lên giữa một thời tao loạn, chứng kiến biết bao cuộc đổi thay. Ngay chính gia đình ông, bản thân ông cũng là cả một tấn bi kịch. Bản thân ông bị xô đẩy, phiêu bạt, khi về quê vợ ở Thái Bình, khi về lại núi Hồng sông Lam, rồi sau này ra làm quan nhà Nguyễn... Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ, có cả thơ chữa Hán và chữ Nôm, có cả Đường thi và lục bát dân tộc, có cả thơ trường thiên và đoản thiên. Ông có ba tập thơ chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục) tổng cộng 250 bài; có những bài ca đối đáp đậm chất phiêu du của một thời tuổi trẻ (Thác lời trai phường nón, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu); có Văn tế thập loại chúng sinh sâu thẳm lòng người; và nhất là kiệt tác Truyện Kiều nổi tiếng khắp thế giới.

  • Truyện Kiều tiếng Việt năm 1875 của Trương Vĩnh Ký

    Truyện Kiều tiếng Việt năm 1875 của Trương Vĩnh Ký

    ( 16/10/2015 )

    Truyện Kiều của Nguyễn Du, phiên giải tiếng Việt bằng kí tự La tinh in năm 1875 của Trương Vĩnh Ký (TVK) thể hiện sự phát triển hoàn chỉnh của tiếng Việt hiện đại. Bản in được lưu hành trong đời sống văn hóa, khi không hiếm có những độc giả biết và vẫn nhiều người đã và đang tự nguyện học chữ Hán Nôm. Giá trị nhiều mặt của sự ổn định và phát triển của vốn từ, sự thay đổi linh hoạt trong cấu trúc ngữ pháp, sự sáng tạo trong cách phiên âm và cách chuyển điệu gieo vần tài hoa của Nguyễn Du, được diễn giải tiên phong chuyển tải khá lưu loát và tương đối trung thành với nội dung nguyên tác. Vì nhu cầu dạy học và phổ biến chữ quốc ngữ mới nên soạn giả không in kèm nguyên tác chữ Nôm, nhưng TVK in lời tựa bằng tiếng Pháp.

  • Nguyễn Du với làng quê Tiên Điền.*

    Nguyễn Du với làng quê Tiên Điền.*

    ( 16/10/2015 )

    Đầu năm Bính Thìn (1796), Nguyễn Du về quê Tiên Điền, kết thúc "10 năm gió bụi" ở Thái Bình và ở lại đây cho đến năm 1802. Đây là lần nhà thơ ở Tiên Điền lâu nhất, hơn 6 năm; cộng với những lần qua lại ghé về và những lần nghỉ phép lúc làm quan, thì trong cuộc đời 15 năm, Nguyễn Du chỉ ở quê cha đất tổ chưa đầy 8 năm.

  • Nguyễn Du ảnh hưởng thế nào tới văn chương Việt Nam?

    Nguyễn Du ảnh hưởng thế nào tới văn chương Việt Nam?

    ( 15/10/2015 )

    “Nguyễn Du là đại diện sáng giá cho những ai làm thơ, chọn ngôn ngữ làm phương tiện cho nghề và nghiệp của mình”, GS Phong Lê đã nói như vậy ở Hội thảo “Ảnh hưởng của Nguyễn Du với văn chương hiện đại” tổ chức tại Hà Nội ngày 13.10.

  • Mùi vị trong Truyện Kiều.

    Mùi vị trong Truyện Kiều.

    ( 14/10/2015 )

    Để giải thích Truyện Kiều, các nhà nghiên cứu thường dựa vào các hành động, sự kiện, ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ người kể chuyện... Tuy nhiên không chỉ có các yếu tố thi pháp nói trên có giá trị trong việc giải thích mà còn có các yếu tố khác, như mùi vị chẳng hạn.

  • Cái tâm - cốt lõi của nhân văn Nguyễn Du

    Cái tâm - cốt lõi của nhân văn Nguyễn Du

    ( 14/10/2015 )

    Truyền thống văn hiến bao đời của đất nước và quê hương, ghi nhận một tài năng xuất chúng: Đại thi hào, Danh nhân văn hóa Nguyễn Du (1765-1820). Vinh dự cho đất Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh có được người con đã thăng hoa để trở thành một thiên tài của lịch sử, của nhân loại và của mọi thời đại.

  • Nguyễn Du tầm cao tư tưởng và chiều sâu văn hóa.

    Nguyễn Du tầm cao tư tưởng và chiều sâu văn hóa.

    ( 03/10/2015 )

    Tại hội thảo quốc tế Đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du: Di sản và các giá trị xuyên thời đại ngày 8.8, trên 100 tham luận, bằng các cách tiếp cận khác nhau, các đại biểu đã đề cập tới nhiều vấn đề mới liên quan đến tầm cao tư tưởng và chiều sâu văn hóa Nguyễn Du cũng như tài nghệ sử dụng ngôn từ, tổ chức tự sự của ông trong Truyện Kiều.

  • Dòng họ Nguyễn Tiên Điền - suối nguồn văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn Tố Như

    Dòng họ Nguyễn Tiên Điền - suối nguồn văn hóa nuôi dưỡng tâm hồn Tố Như

    ( 02/10/2015 )

    Bao giờ Ngàn Hống hết cây/ Sông Rum hết nước, họ này hết quan” là câu ca nói về truyền thống khoa bảng của dòng họ Nguyễn Tiên Điền ở Nghi Xuân. Cùng với sự ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa bản địa, dòng họ nổi tiếng về văn chương, khoa bảng dưới thời Lê trung hưng ấy là suối nguồn trong mát thẩm thấu, nuôi dưỡng tâm hồn Đại thi hào Nguyễn Du...

  • Ngẫu hứng cùng Truyện Kiều

    Ngẫu hứng cùng Truyện Kiều

    ( 27/09/2015 )

    Thơ có ích gì không? Thơ là sứ giả của văn hóa ngoại giao đấy chứ? Tháng 11-2000, Bill Clinton - Tổng thống đầu tiên của Mỹ thăm Việt Nam sau 25 năm chiến tranh kết thúc, ông “lẩy Kiều” : Sen tàn cúc lại nở hoa Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân

  • Nguyễn Văn Vĩnh với Truyện Kiều (Bài viết nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du 1765-2015).

    Nguyễn Văn Vĩnh với Truyện Kiều (Bài viết nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du 1765-2015).

    ( 17/09/2015 )

    1.Trong suốt cuộc đời lao động của Nguyễn Văn Vĩnh, với niềm say mê bất tận, bằng những cảm nhận riêng, ông đã làm tất cả những gì có thể để truyền bá tác phẩm Truyện Kiều trong mọi hoàn cảnh, bằng mọi phương pháp với sự nỗ lực bền bỉ được xem là vô tận. Ông không phải chỉ chủ ý đem đến tình yêu đồng loại cho mỗi người Việt Nam khi đọc câu chuyện, mà còn cả cho chính đối phương của dân tộc Việt Nam thời đó là những người Pháp thực dân, cơ hội để họ hiểu được những nét đặc trưng tuyệt hảo của câu chuyện văn hóa sâu sắc, ẩn chứa bản sắc văn hóa tinh tế của người dân An Nam. Ông đã nhắm đến mục đích: Các ngài (Tây) hãy biết rằng, người dân An Nam không phải không có tư duy nhân văn!

Nghiên cứu thảo luận

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website