Mở đầu “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: “Trăm năm trong cõi người ta. Chữ tài chữ mệnh khéo mà ghét nhau. Trải qua một cuộc bể dâu. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng…”. Và trong một câu thơ chữ Hán, Đại thi hào cũng khẳng định: “Mục trung sở xúc, năng vô lệ” (Không thể không rơi lệ vì những điều trông thấy).
Họ Nguyễn Tiên Điền của Nguyễn Du lừng danh như thế nào thì mọi người đã rõ. Nhưng gia phả họ Nguyễn này ở Tiên Điền thì cũng chỉ cho biết vị tổ khải tổ là cụ Nguyễn Nhiệm ( Nhậm), kế tiếp theo trực hệ là Nguyễn Đức Hành( Phương Trạch hầu), Nguyễn Ôn, Nguyễn Thế, Nguyễn Quỳnh, Nguyễn Nghiễm ( Xuân Quận công ) thân phụ của Nguyễn Du.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, chưa có tác phẩm văn học nào lại được nhân dân yêu quý như Truyện Kiều. Không chỉ được chuyển thể thành những loại hình sân khấu như kịch, chèo, tuồng, cải lương... mà trong đời sống dân gian, từ nhiều đời nay, người ta đã truyền cho nhau nhiều cách thưởng thức tác phẩm nàyqua các trò ngâm Kiều, tập Kiều, lẩy Kiều, đố Kiều và cả bói Kiều. Từ một tác phẩm văn chương, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã đi vào đời sống qua lời ăn tiếng nói, qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian.
Dù thời gian gắn bó với quê hương Tiên Điền (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) không nhiều, chỉ vọn vẹn 6 năm, nhưng quê hương vẫn ảnh hưởng lớn đến cuộc đời và sự nghiệp sáng tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du.
Đã có rất nhiều nghiên cứu về Nguyễn Du và truyện Kiều về mặt văn chương, triết lý,tôn giáo,bối cảnh lịch sử, tâm trạng tác giả… Trong bài này, chúng tôi muốn đem Nguyễn Du và truyện Kiều so sánh với một đại thi hào rất nổi tiếng thế giới: đó là thi hào J.W.goethe của dân tộc Đức và tác phẩm nổi tiếng của ông là truyện Faust với những điểm tương đồng và khác biệt có thể coi như đại diện cho hai tính cách Đông phương và Tây phương.
Xung quanh câu chuyện Nguyễn Du đi hát phường vải ở Trường Lưu, Can Lộc và tác giả các bài thơThác lời trai phường nón..., Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu gần đây có nhiều bàn cãi, đặc biệt bài viết của tác giả Phạm Quang Aí tại Hội thảo Kỷ niệm 250 năm năm sinh Nguyễn Du do Viện HLKHXH Việt Nam tổ chức và giới thiệu trên tạp chí Hồn Việt (1).
Trong suốt hai thế kỷ qua, Truyện Kiều và Nguyễn Du luôn là nguồn cảm hứng của nhiều thế hệ. Thật hiếm có tác giả và tác phẩm nào ngấm vào máu thịt của người Việt Nam mà có sức sống lâu bền đến vậy . Truyện Kiều không chỉ được lưu truyền rộng rãi và có sức chinh phục lớn đối với mọi tầng lớp độc giả từ trí thức tới người bình dân, làm lay động trái tim của bao thế hệ người Việt Nam, là cảm hứng sáng tác cho các văn nghệ sỹ cho ra đời rất nhiều tác phẩm thi ca, nhạc họa mà còn vượt cả mọi không gian, thời gian để trở thành một di sản văn hoá trên thế giới. Tên tuổi của Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều bất hủ không những làm rạng danh cho dân tộc Việt Nam mà còn góp phần tôn vinh bản sắc, giá trị văn hoá Việt trên trường quốc tế. Đó là niềm tự hào lớn lao mà không phải dân tộc nào cũng có được.
“Kể từ Nguyễn Du và Shakespeare
Hai ông này giống nhau nhiều nhất ở điểm: nêu sự tình bi đát cùng độ, để thỉnh thoảng cho len lỏi vào những lời thơ phiêu bồng thơ ngây khôn tả. Nghĩa là nói cách khác: nêu ra sự chấn động của toàn khối hiện thể để khiến người ta khơi lại mạch nguồn tồn thể”.
Đã có không ít học giả ca ngợi Truyện Kiều không tiếc lời trong bài viết của mình. Tại lễ kỉ niệm ngày mất của Nguyễn Du năm 1924, trong Bài diễn thuyết về quốc văn, Phạm Quỳnh đã say mê bộc bạch tình yêu của mình đối với Truyện Kiều – tác phẩm mà ông cho rất là quý báu, đời đời làm vẻ vang cho cả giống nòi: “Hiện nay suốt quốc dân ta, từ trên hàng thượng lưu học thức, dưới đến kẻ lam lũ làm ăn, bất cứ già trẻ, lớn bé, đàn ông, đàn bà, ai ai cũng biết Truyện Kiều, ai ai cũng thuộc Truyện Kiều, ai ai cũng kể Truyện Kiều, ai ai cũng ngân Truyện Kiều…”. Với ông Truyện Kiều vừa là kinh, vừa là truyện, vừa là thánh thư phúc âm của cả dân tộc” và cũng “chiếm được một địa vị cao quý” trong nền văn học thế giới.