Tiến sĩ Dương Trí Trạch là một danh nhân văn hóa của tỉnh Hà Tĩnh ngày nay. Ông sống và làm quan dưới triều Lê – Trịnh có nhiều cống hiến không chỉ trên lĩnh vực tư tưởng chính trị quân sự, ngoại giao mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa giáo dục. Nói về tài năng và đức độ của ông đã được sách sử ghi chép lại, như: Lịch đại đăng khoa, Lịch triều đăng khoa, Đăng khoa sư giảng, Liệt huyện đăng khoa bị khảo, Nghệ An ký, Đại Việt sử ký toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, v.v... Có thể nói, tài liệu viết về Dương Trí Trạch khá phong phú song lại vẫn nằm dưới dạng bề bộn, nhiều trùng lặp. Do đó, bài viết này bước đầu tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của ông một cách hệ thống, nhằm cung cấp những thông tin hữu ích cho các nhà nghiên cứu quan tâm cùng tham khảo.
Di tích khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) là một di tích khảo cổ học được các nhà nghiên cứu nhận định là một trong những di tích khảo cổ học quan trọng trong hệ thống di tích khảo cổ học Hà Tĩnh. Do vậy, khi tìm hiểu di tích này chúng ta cần tách bạch về thời gian, địa điểm phát hiện và khai quật cũng như tiến trình xếp hạng di tích quốc gia để thấy rõ thực trạng, từ đó định hướng sát hơn về công tác quản lý cũng như tổ chức quy hoạch phục vụ nghiên cứu, bảo tồn cũng như phát triển du lịch trong tương lai.
Đền Đô Đài nơi thờ gián quan Ngự sử Bùi Cầm Hổ ở phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, được công nhận di tích Lịch sử Văn hoá cấp quốc gia. Là ngôi đền cổ được xây dựng từ thời Lê sơ mà sách Hiến chương loại chí ghi nhận: “ dấu tích thiêng liêng của bậc danh thần”. Ngày nay, đền cổ dưới chân núi Bạch Ty, dãy Hồng Lĩnh, ở bên đường tránh quốc lộ 1A, các hạng mục di sản được bảo tồn chu đáo, xứng tầm đóng góp của ông với nước
Di tích quốc gia đền thờ Đặng Tất, Đặng Dung ở xã Tùng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh được, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch, xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hoá cấp Quốc gia vào năm 1991. Là nơi thờ hai vị danh tướng, trung thần thời Hậu Trần chính là Quốc công Đặng Tất và Đồng bình Chương sự Đặng Dung.
Nửa đầu thế kỷ XV, nghệ thuật hát ca trù - cửa đình được du nhập vào Hà Tĩnh, có tổ chức Ty giáo phường, đình Nhà Trò. Hàng năm, theo quy định vào tháng 6, tại đền Xứ tổ chức lễ hội tổ sư ca trù với quy mô Ty giáo phường ở 4 phủ 12 huyện xứ Nghệ về lễ hội tổ nghề hát ca trù, di sản văn hoá đại diện của nhân loại.