Phong trào “Uống nước chè Tàu, ngồi ghế trường kỷ” hậu bán thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, đã đưa giới quý tộc Việt thời Lê-Trịnh-Nguyễn dần quen với thú uống trà bằng đồ sứ ký kiểu “xác Tàu, hồn Việt”, do các sứ thần đi sứ Trung Hoa mang về. Nổi tiếng từ thời vua Gia Long (1802-1819), bộ chén trà Mai Hạc xứ Huế vẫn luôn hấp dẫn không chỉ các nhà sưu tập Việt Nam, mà còn được du khách Nhật Bản, Trung Hoa tìm kiếm.
Khu di tích Óc Eo - Ba Thê (An Giang) chứa đựng nhiều giá trị nổi bật toàn cầu. Đây là nhận định được đưa ra tại buổi tọa đàm khoa học luận bàn về nội dung, quy trình đề cử Di sản Văn hóa thế giới cho Khu Di tích Quốc gia Đặc biệt Óc Eo - Ba Thê do UBND tỉnh An Giang phối hợp với Viện Khoa học Xã hội vùng Nam bộ, Hội Khảo cổ học tổ chức ngày 29/4.
Lễ Tiến Xuân đã có từ thời xưa ở Việt Nam. Vào thời Lê - Trịnh, ở Thăng Long theo ghi nhận của một người nước ngoài từng chứng kiến, cứ đến ngày tiến xuân, dân chúng nô nức đi hội, còn lưu dấu qua câu ca dao: Bao giờ Mang hiện đến nay/Cày bừa cho chín mạ này đem gieo.
Trong số các danh nhân được đặt tên cho đường phố, công viên, quảng trường... ở thành phố Thái Bình, có tới hơn 60% là người quê Thái Bình. Đó là những nhân vật lịch sử võ công, văn nghiệp để đời, trong đó một số trường hợp được xếp vào hàng “đại gia” trong kho tàng văn học cổ Việt Nam như Nguyễn Bảo (thế kỷ XV), Nguyễn Tông Quai, Lê Quý Đôn, Đoàn Nguyễn Tuấn (thế kỷ XVIII), Kỳ Đồng Nguyễn Văn Cẩm, Nguyễn Quang Bích (thế kỷ XIX)...