Huyền thoại ở nhiều nước trên thế giới đều liên kết với con chó: Anubis, T’ien K’uan (Thiên khuyển), Cerbère, Xolotl, Garm…với Thần Chết, với âm phủ, với hạ giới, với những vương quốc vô hình do các thần âm ty hay thái âm điều khiển. Biểu tượng rất phức tạp của con vật này ngay từ đầu đã gắn bó với bộ ba nguyên tố đất (thổ) - nước (thuỷ) - trăng (nguyệt) mà ý nghĩa huyền bí ta đều biết ở chúng, mang ý nghĩa âm tính, đồng thời là giá trị sinh trưởng, tính dục, bói toán, nền tảng, tất cả rất thích hợp với khái niệm về cái vô thức cũng như cái tiềm thức.
1. Mở đầu
Giá trị lịch sử, giá trị tinh thần, giá trị tâm linh, giá trị văn hóa, giá trị quốc gia, giá trị dân tộc, giá trị truyền thống… của “Đàn xã tắc triều Lý” như thế nào, trước hết, nó phải được phát huy trong chính thời Lý, rồi sau đó mới ảnh hưởng đến đến toàn bộ lịch sử dân tộc kế tiếp. Lí do xác đáng của kế hoạch đi tìm ‘’Đàn xã tắc triều Lý” là nằm ở đó, và lí do xác đáng của việc chúng ta bảo vệ Di tích đã được công nhận này cũng nằm ở đó.
Trong chương trình sưu tầm, nghiên cứu văn bia tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi tập hợp được cả thảy 64 đơn vị văn bản. Số lượng này không hoàn toàn phản ánh đúng thực chất số văn bia vốn có ở đây, một vùng đất giàu truyền thống Nho học và khoa bảng. Tuy nhiên, những thông tin có được từ số văn bia này, lại vô cùng phong phú, góp phần nghiên cứu nhiều mặt về lịch sử, văn hóa xã hội ở vùng đất xa xôi - phía nam của nước Đại Việt trong các triều đại phong kiến.
Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, đến nửa cuối thế kỷ XI được người Việt chính thức chấp nhận và mau chóng phát triển trở thành hệ tư tưởng chi phối xã hội nước ta thời quân chủ. Cùng với sự phát triển và hưng thịnh của Nho giáo, Nho học, một hệ thống các Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ được thiết lập từ Trung ương đến địa phương. Vào thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, khắp các tỉnh, trấn đều có Văn Miếu, khắp các huyện, tổng, xã, làng đều có Văn từ, Văn chỉ.