Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, đến nửa cuối thế kỷ XI được người Việt chính thức chấp nhận và mau chóng phát triển trở thành hệ tư tưởng chi phối xã hội nước ta thời quân chủ. Cùng với sự phát triển và hưng thịnh của Nho giáo, Nho học, một hệ thống các Văn miếu, Văn từ, Văn chỉ được thiết lập từ Trung ương đến địa phương. Vào thời kỳ cuối Lê đầu Nguyễn, khắp các tỉnh, trấn đều có Văn Miếu, khắp các huyện, tổng, xã, làng đều có Văn từ, Văn chỉ.
Cách thành phố Ninh Bình 28km về phía Nam, Nhà thờ toạ lạc trên một khu đất rộng khoảng 117m, dài 243m, giữa trung tâm thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Đầu thế kỷ XIX nơi đây chỉ là vùng đất bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn Công Trứ được triều đình nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ” đã khai phá lập ra vùng đất này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Diệm có nghĩa là “Phát sinh ra cái đẹp”.
Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện nay còn lưu giữ được 82 tấm bia Tiến sĩ, trên đó khắc ghi họ tên và quê quán của 1307 lượt người đỗ của 82 khoa thi được tổ chức dưới triều Lê- Mạc (1442-1779). Bia Tiến sĩ được khởi dựng tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm 1484 dưới triều vua Lê Thánh Tông (1460-1497).
Họ Nguyễn Tràng Lưu là một dòng họ lớn, có nhiều người đỗ đạt cao qua nhiều đời đã hình thành nên truyền thống khoa - hoạn của dòng họ, góp phần làm rạng danh truyền thống hiếu học của xứ Nghệ.