Làng Thái Hòa, đến khoảng thế kỷ 19 đổi thành làng Bình Hòa, được biết đến qua các thư tịch cổ như tộc phả, sắc phong, văn bia.. bằng chữ Hán còn được lưu giữ trong các dòng họ, nhà thờ, đền miếu… thuộc các xóm từ 1 đến 5 trong số 11 xóm hiện nay của xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Khoảng nửa đầu thế kỷ XVIII, trong tác phẩm Truyền kỳ tân phả của mình, Hồng Hà nữ sĩ đã dành nhiều tâm huyết để viết thiên truyện Đền thiêng ở Hải Khẩu. Đó là câu chuyện về một vương phi tài đức nhan sắc vẹn toàn - cung nhân của vua Duệ Tông đời Trần. Thực ra Đoàn Thị Điểm không phải là tác gia đầu tiên quan tâm đến số phận nhi nữ.
Thiết kế Nhà thờ họ – Từ đường là những công trình kiến trúc dành riêng cho việc thờ cúng lễ bái Tổ tiên của một dòng họ hay từng chi họ tính theo phụ hệ (dòng của cha). Nhà thờ họ phổ biến của người Việt tại khu vực đồng bằng trung du Bắc Bộ và Trung Bộ.
Ngay từ đầu TK 20 những cổ vật đầu tiên của văn hóa Óc Eo đã được phát hiện trên cánh đồng Óc Eo- Ba Thê thuộc xã Vọng Thê- huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Do sự phong phú cuả loại hình, sự độc đáo của chất liệu và vẻ đẹp rực rỡ của mỹ thuật chế tác nên ngay từ lúc bấy giờ, các di vật của văn hóa Óc Eo đã lôi cuốn sự chú ý của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp như: G.Coedès, L.Malleret, H.Parmentier…Tuy nhiên công cuộc nghiên cứu văn hóa này chỉ thực sự bắt đầu bằng cuộc khai quật của L.Malleret tại di tích Óc Eo vào năm 1944 và những năm sau đó. L.Malleret đã công bố kết qủa khám phá và nghiên cứu của mình trong bộ sách có nhan đề “Khảo cổ học ở đồng bằng sông Cửu Long”( L 'Archeologie du delta du Mekong) lần lượt xuất bản từ 1959- 1964. Công trình này được coi là thành tựu Khảo cổ học chủ yếu về Văn hóa Óc Eo cho đến trước năm 1975.