nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

Di sản văn hóa

  • Di sản kiến trúc đình làng Việt - Những tư liệu vô giá

    Di sản kiến trúc đình làng Việt - Những tư liệu vô giá

    ( 07/09/2017 )

    Đình làng Việt từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu và đã có không ít nghiên cứu, sách viết về loại hình di tích này. Nhưng lần đầu tiên, một cuốn sách bao gồm cả bản vẽ và bài viết khảo cứu về 15 ngôi đình làng tiêu biểu ở miền Bắc được công bố - cuốn sách “Kiến trúc đình làng Việt qua tư liệu viện Bảo tồn di tích – tập 1”.

  • Con trâu trong văn hóa sản xuất truyền thống

    Con trâu trong văn hóa sản xuất truyền thống

    ( 07/09/2017 )

    Trong đời sống của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước vùng Đông Nam Á thì con trâu vẫn là đầu cơ nghiệp. Từ xa xưa cuộc sống của người nông dân gắn bó với con trâu.

  • Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

    Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 2 và hết)

    ( 01/09/2017 )

    Thực trạng cổ vật bằng gỗ sơn son thếp vàng Như trên đã trình bày, đồ gỗ sơn thếp cổ Việt Nam là một nghề truyền thống có từ lâu đời. Chúng được sản xuất theo một quy trình bài bản, cẩn thận. Sản phẩm đẹp và có thời gian sử dụng hàng trăm năm. Đặc biệt, chúng để lại cho hôm nay và mai sau những giá trị về văn hóa, lịch sử. Do khí hậu Việt Nam nóng nhiều, ẩm cao, đồ gỗ hay gỗ sơn thếp rất chóng hỏng. Mặt khác, cổ vật bằng gỗ hay gỗ sơn thếp bảo quản rất khó khăn. Trong môi trường tự nhiên, chúng là thức ăn ưa chuộng của nhiều loài côn trùng như mối mọt. Việc bảo quản phòng ngừa cho đồ gỗ nói chung không dễ dàng chút nào. Chúng cần bảo quản trong môi trường ổn định quanh năm, với nhiệt độ từ 22 đến 250C và độ ẩm từ 58 đến 63 % và có chế độ quang dầu định kỳ (còn gọi toát). Dầu quang là sơn giọt 1 hòa với dầu hỏa theo tỷ lệ phù hợp và toát lên bề mặt hiện vật. Việc quang dầu giúp giữ ẩm nên cốt gỗ không bị cong vênh, co ngót, nứt nẻ. Còn bảo quản xử lý trị liệu lại càng khó khăn hơn, bởi hiện nay chưa có cán bộ kỹ thuật bảo quản chuyên ngành về đồ gỗ sơn thếp theo đúng nguyên tắc bảo quản cổ vật bảo tàng và làng nghề truyền thống đang bị “cách tân”. Vì vậy, cổ vật bằng gỗ sơn thếp trước thời Lê- Nguyễn không tìm thấy nhiều.

  • Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 1)

    Đồ gỗ sơn thếp Việt Nam xưa và nay (Phần 1)

    ( 27/08/2017 )

    Đồ gỗ sơn thếp Các nhà khảo cổ đã tìm thấy nhiều cổ vật bằng gỗ có dấu vết sơn, trong các ngôi mộ cổ thời Đông Sơn, cách ngày nay trên dưới 2000 năm. Tại các mộ thuyền Châu Can tìm thấy khay gỗ chứa đồ tùy táng khác còn để lại nhiều vết sơn. Đặc biệt, năm 2004, Bảo tàng Hà Tây (cũ) đã khai quật một ngôi mộ, trong đó có nhiều đồ tùy táng sơn son còn tương đối tốt, nào là nhĩ bôi, hộp hình chữ nhật. Mộ Việt Khê (Hải Phòng) đang trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia với hơn một trăm hiện vật tùy táng, trong đó có nhiều dao, giáo, lao cán bằng gỗ được phủ lớp sơn.

  • Ấn vàng 'Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trần Chi Bảo'

    Ấn vàng "Đại Việt Quốc Nguyễn chúa Vĩnh Trần Chi Bảo"

    ( 24/07/2017 )

    Quả ấn này đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia năm 2016 và hiện nay đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, cùng với những bảo vật khác đang được lưu giữ tại đây, với sự đón nhận hào hứng của công chúng, kể từ khi Phòng Trưng bày này được khai trương vào xuân Đinh Dậu 2017. Như vậy, giá trị của chiếc ấn này đã được khẳng định, theo đó, bài viết của tôi chỉ giới thiệu đôi nét về một hiện tượng khác lạ trong hai triều đại kế tiếp nhau của lịch sử cổ trung đại nước nhà, thông qua chiếc ấn đặc biệt ấy.

Di sản văn hóa