Gần đây, dư luận và thông tin đại chúng xôn xao về câu chuyện Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội rất có thể bị xóa sổ do một dự án xây dựng khu đô thị mới Kim Chung - Di Trạch, theo đó, đã có nhiều sự bức xúc của các nhà khoa học thuộc lĩnh vực khảo cổ học, bảo tồn - bảo tàng. Vì lẽ đó, ngành Văn hóa và Thể thao Thủ đô đã tổ chức một cuộc toạ đàm về di tích này, nhằm lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, qua các giải pháp được đưa ra, giúp cho công tác bảo tồn khu di chỉ có hiệu quả tốt nhất.
Nhắc đến Đường Lâm là nhắc đến ngôi làng Việt còn giữ được “nguyên bản”. Trong không gian văn hóa của vùng đất hai Vua, giếng làng là một phần quan trọng không thể thiếu. Những chiếc giếng cổ đã góp phần không nhỏ trong việc tạo nên đường nét độc đáo rất riêng cho văn hóa xứ Đoài.
Đèo Ngang nằm ở ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và là một danh thắng vốn đã nổi tiếng từ xưa. Nơi đây không chỉ nổi tiếng từ khi Thanh Quan nữ sĩ “Bước tới Đèo Ngang…” để lại bài thơ bất hủ mà đã nổi tiếng từ thời hoàng đế Lê Thánh Tông nam chinh đi qua đây để lại những vần thơ đề vịnh, sau đó còn có nhiều tao nhân mặc khách danh tiếng từ Nguyễn Thiếp, Nguyễn Nễ, Bùi Dương Lịch, hoàng đế Thiệu Trị… đến Nguyễn Trường Tộ, Cao Bá Quát, từ Lê Văn Huân, đến Xuân Thủy, Phạm Tiến Duật… tiếp tục ghi lại cảm xúc khi qua nơi này. Đèo Ngang không chỉ là nguồn cảm hứng của các thi nhân mà còn để lại dấu ấn sâu đậm trong lời ca tiếng hát của quần chúng cần lao:
Nhiều công trình hơn trăm năm tuổi, tuy chưa được kiểm kê, đưa vào Danh mục Di tích lịch sử - Danh thắng ở các địa phương, nhưng rõ ràng giá trị lịch sử, kiến trúc là không thể phủ nhận. Nhưng ứng xử như thế nào với những di sản chưa có danh hiệu này là bài toán không dễ giải.