Ngày 24/2, tại tọa đàm khoa học quốc tế “Nhận diện kiến trúc Việt Nam thời Lý-Trần qua tư liệu khảo cổ và sử liệu,” các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tập trung thảo luận về kiến trúc cung điện, hành cung Việt Nam thời Lý-Trần dưới ánh sáng khảo cổ học.
Trong văn hóa làng xã Việt Nam, mỗi làng đều có một ngôi đình. Đình là biểu tượng tập trung của làng về mọi phương diện. Đồng thời đó cũng là trụ sở hành chính, là nơi hội họp để bàn những công việc có tính chất trọng đại của cả làng. Tuy nhiên, hiện nay, bên cạnh những ngôi đình ở các địa phương thường xuất hiện thêm một công trình, đó là nhà văn hóa. Cả đình làng và nhà văn hóa đều là sản phẩm của nền dân chủ làng xã nhưng trong mỗi biểu tượng lại mang những nội hàm ý nghĩa riêng.
Nhã nhạc cung đình Huế là loại hình âm nhạc chính thống và được xem là quốc nhạc của cung đình thời phong kiến của Việt Nam trong suốt 10 thế kỷ. Thông thường nó được biểu diễn vào các dịp lễ hội như ngày vua đăng quang, vua băng hà và các lễ hội tôn nghiêm khác. Loại hình âm nhạc này đã được nâng cao, hoàn chỉnh tinh tế dưới triều Nguyễn, càng khẳng định hơn Huế là một trong những trung tâm văn hóa của dân tộc.