GS Trần Quốc Vượng khi còn sống đã rất nhiều lần nói với học trò: “Văn hóa Việt Nam chính là văn hóa dân gian, nếu không giữ được văn hóa dân gian, nền văn hóa cả dân tộc này sẽ mất”.
Ngôi nhà sàn cùng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là nơi Bác Hồ đã sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Nó không chỉ mang đậm dấu ấn lịch sử, mà còn là một di sản kiến trúc, di sản văn hóa của Việt Nam.
Tranh thờ là nội dung quan trọng nhất trong mảng tranh dân gian của người Việt; thường được dùng trong nghi lễ, thờ cúng. Tranh thờ mang sắc thái và giá trị thẩm mỹ rất riêng. Tranh có lối bố cục lạ, màu sắc tranh thờ là màu tự nhiên, mang tính ước lệ, biểu trưng nhiều hơn là tả thực. Trong số các tranh thờ sưu tập được, đa phần của các dân tộc thiểu số, còn của người Kinh lại rất ít. Vậy, bài viết này xin được điểm qua một vài vấn đề về tranh thờ của người Việt (hay còn gọi là người Kinh).
Vừa qua tại thành phố Hà Tĩnh, Viện nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Sở VHTT&DL, Sở Khoa học Công nghệ Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo khoa học Nghiên cứu