Bà ngoại tôi là một lão nông, mù chữ nhưng thuộc làu Truyện Kiều, Lục Vân Tiên cùng nhiều truyện Nôm khuyết danh. Mỗi khi dạy con cháu, bà hay vận dụng thơ, ca dao, tục ngữ. Vào những ngày chủ nhật thuở còn tiểu học, tôi “nịnh” bằng cách xoa bóp chân tay, đấm lưng cho ngoại, rồi nhờ bà đọc đi đọc lại từng câu thơ để tôi chép. Những quyển vở ghi chép ấy bây giờ tôi vẫn còn giữ gìn như báu vật. Ngọn lửa tình yêu thơ ca, văn chương trong tôi cũng nhen nhóm từ đó.
Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, sinh năm Ất Dậu (1765). Quê làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Tạ thế vào năm Canh Thìn (1820), dưới triều vua Minh Mạng năm thứ 1. Ông đã để lại cho dân tộc Việt Nam và cho nhân loại trước tác bất hủ: Truyện Kiều.
Truyện Kiều của Nguyễn Du là thi phẩm duy nhất tạo ra loại hình văn hóa Kiều, được chuyển thể ra nhiều loại hình dân ca diễn xướng nhất và tồn tại trong lòng người dân lâu nhất. Trò Kiều đã neo đậu trong tâm hồn người dân Nghi Xuân (Hà Tĩnh) bấy nhiêu năm, song đời sống càng hiện đại bao nhiêu thì nhân dân càng khát khao phục dựng và gìn giữ loại hình nghệ thuật diễn xướng độc đáo này bấy nhiêu...
Ngày 22-11, UBND tỉnh Phú Thọ đã tổ chức họp báo thông báo kết quả bảo tồn di sản Hát Xoan sau 4 năm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.