Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể nói là cuốn sách xưa nay hiếm của văn học Việt nam, bởi lẽ, nó có tính phổ cập trong quảng đại quần chúng nhân dân. Không thể thống kê hết số người thuộc Truyện Kiều, và cũng thật dễ dàng bắt gặp ở đâu đó người dân nói chuyện với nhau cũng vay mượn ý tứ, câu từ trong truyện Kiều. Họ mê Truyện Kiều, họ say Truyện Kiều, cho nên họ đã nghĩ ra nhiều cách thưởng thức Truyện Kiều rất khác nhau. Từ Vịnh Kiều, Bình Kiều mang đậm màu sắc của giới trí thức nho học, đến Ngâm Kiều, Lẩy Kiều, và đặc biệt là Đố Kiều, Bói Kiều mang đậm màu sắc dân gian đã thu hút được số đông mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Gần 10 năm theo nghiệp báo, mỗi chuyến đi với tôi vẫn là một bài học quý giá của cuộc sống. Cảm nhận từ những chuyến đi ấy chính là từng đợt phù sa bồi đắp cho nhận thức cũng như tâm hồn tôi thêm phần phong phú.
Như tin đã đưa, từ ngày 17 - 19.9 tại TP Huế, Viện Khảo cổ học (thuộc Viện Hàn lâm KHXH) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Hội nghị thông báo “Những phát hiện mới về khảo cổ học lần thứ 50” năm 2015 với sự tham dự của hơn 300 đại biểu là các nhà quản lý, nhà nghiên cứu trong cả nước.