1. Về ba tập thơ chữ Hán Nguyễn Du
Thơ chữ Hán Nguyễn Du được sáng tác liên tục trong một thời gian dài từ năm nhà thơ 21 tuổi (1786) cho đến năm nhà thơ 49 tuổi (1814), trước lúc chết năm năm. Ba tập thơ chữ Hán của ông là: Thanh Hiên thi tập (Thanh Hiên tiền hậu tập), Nam Trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục.
Ta nhận ra ở Thúy Vân có một trái tim nhân hậu biết nhường nào, nàng thật tinh tế và cao thượng khi trả lại chàng Kim - trả lại người chồng đã 15 năm chung sống cho chị mình.
Tài tử thi nhân mà gặp tài nữ giai nhân thì chắc chắn có chuyện phong tình. Một thi nhân như Nguyễn Du mà gặp những giai nhân kỳ nữ Thăng Long mộng mơ thì hồn thơ phải vô cùng lai láng. Ấy là giả định chợt nghĩ thế thôi, song cũng là một ý nghĩ thú vị.
Xuân Hương đang ở tuổi 18 căng tràn sức sống, Nguyễn Du 24 tuổi nhiều ưu tư, họ gặp nhau trong một lần hái sen Hồ Tây, cảm mến tài thơ và có mối quan hệ tình cảm trong ba năm.
Truyện Kiều là bức tranh rộng lớn về cuộc sống thời đại của Nguyễn Du. Tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa quyền sống của con người, nhất là người phụ nữ Việt Nam, với sự áp bức của chế độ phong kiến suy tàn. Có thể nói, chủ nghĩa nhân đạo là nền tảng vững chắc cho tác phẩm này. Chủ nghĩa nhân đạo thấm nhuần trong mọi tình tiết của tác phẩm, thấm nhuần trong mọi bức tranh về con người cũng như thiên nhiên tạo vật. Nhưng tất cả bút pháp tập trung nhất ở Thúy Kiều, nhân vật trung tâm mà vận mệnh và tính cách có màu sắc bi kịch, quán xuyến toàn bộ nội dung tác phẩm. Có thể nói, màn đoàn viên là một bi kịch đau đớn nhất trong đời Kiều.
Dòng họ Nguyễn Du, một dòng họ sản sinh nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng thời trung đại, Nam Dương hầu Nguyễn Nhiệm là một trong số đó và còn để lại ít nhiều nghi vấn.
. Nguyễn Du là nhà thơ luôn vượt lên mọi lời ca ngợi. Tháng 12 năm 1964, tại Berlin (Đức), Hội đồng Hòa bình thế giới đã ban hành quyết nghị kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du. Gần nửa thế kỷ sau, tháng 10 năm 2013, tại kì họp thứ 37 tại Paris (Pháp), Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) quyết định vinh danh Đại thi hào Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới.
Đọc Truyện Kiều, ta nhận thấy cách sáng tạo những câu thơ nằm ngoài cốt truyện đã làm cho tác phẩm mang tính luận đề - cách nhìn nhận về tài - mệnh theo một lối riêng của tác giả.
Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã hai lần nhận được sự tôn vinh Danh nhân văn hóa của Hội đồng Hòa bình thế giới năm 1965 và UNESCO năm 2015, nhân Lễ kỷ niệm 200 năm (1765-1965) và 250 năm (1765-2015) ngày sinh của ông. Việc giảng dạy một tác gia kinh điển như Nguyễn Du và một tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều trong nhà trường phổ thông hiện nay đòi hỏi một cách tiếp cận sâu sắc hơn đối với tác giả - tác phẩm, khi ngành giáo dục đang đứng trước sự biên soạn chương trình - sách giáo khoa mới cho nửa đầu thế kỷ 21 với bao nhiêu thử thách. Mà văn học, với một tác phẩm kinh điển như Truyện Kiều sẽ là một trong số đó.