Trên sách báo hợp pháp ở miền Nam hiện nay, có khá nhiều bài nghiên cứu về văn học cổ điển. Và vấn đề được bàn đến nhiều nhất vẫn là Truyện Kiều. Hiện tượng đó thiết tưởng cũng dễ hiểu. Là một tác phẩm đã có một lịch sử tranh luận lâu dài, Truyện Kiều, hiện nay cũng như trước đây, vẫn là nơi gặp gỡ đông đủ nhất của những quan điểm văn học, thầm mỹ khác nhau, phân ánh những khuynh hưởng tư tưởng chính trị khác nhau. Cho nên về phương diện số lượng, cũng như về phương diện nội dung, những bài nghiên cứu về Truyện Kiều, trong một chừng mực nào đó, có thể xem là tiêu biểu cho việc nghiên cứu văn học cổ điển ở miền Nam hiện nay. Vì vậy, mặc dầu gặp một số khó khăn nhất định về tài liệu, do việc chinh quyền Ngô đình Diệm ngoan cố từ chối việc trao đổi văn hóa bình thường giữa hai miền Tồ quốc ta gây ra, chúng tôi vẫn cố gắng ghi lại ở đây một vài nét chính về tình hình nghiên cứu Truyện Kiều ở miền Nam hiện nay, và sơ bộ trao đổi một vài ý kiến trong việc nhận định, đánh giá Truyện Kiều.
Ở miền Nam hiện nay, có những đề mục nghiên cứu gì về Truyện Kiều?
Trước hết chúng tôi thấy báo chí miền Nam nói đến việc "dùng toán học " đi hiệu đính văn Kiều của Đàm Quang Thiện, đến bản Kiều địch ra Pháp văn của Xuân Phúc, Xuân Việt . Đó đây báo chí miền Nam còn vịnh Kiều, tập Kiều : Nào là Vịnh nhan sắc Thúy Kiều, Vịnh Hoạn Thư, nào là Vịnh Đoạn trường tân thanh, Vịnh Tố Như , v.v... Nhưng loại bài mà giới nghiên cứu ở miền Nam hiện nay đề cập đến nhiều hơi cả là loại bài nhận định, đánh giá Truyện Kiều. Ngay các tờ báo chính trị sặc mùi chống cộng và hiếu chiến như Cách mạng quốc gia, Tự do, Tin Bắc... cũng có một số bài bàn về Truyện Kiều.
Trong loại bài này, chúng ta thấy hầu hết là những vấn đề cũ như lịch sử tranh luận về Truyện Kíều tâm sự Nguyễn Du, giá trị luân lý, triết học, văn chương và tâm lý nhân vật trong Truyện Kiều cũng có đôi vấn đề mới như học thuyết Lão tử, Tự do và Định mệnh trong Truyện Kiều.
Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một vài luận điểm tiêu biểu cho cách đặt và giải quyết vấn đề của các nhà nghiên cứu Truyện Kiều ở miền Nam hiện nay.
Thứ nhất là vấn đề giá trị luân lý của Truyện Kiều, vấn đề này thường được đề cập đến khi kiểm điểm lại cuộc tranh luận giữa Ngô Đức Kế — Huỳnh Thúc Kháng và Phạm Quỳnh, về thực chất cuộc tranh luận này, các nhà nghiên cứu về Truyện Kiều ở miền Nam như Hà như Chi, Nguyễn văn Trung, Phạm văn Diêu đã không vạch ra được một cách đúng đắn, khi họ trình bày cuộc tranh luận sôi nôi và đầy ý nghĩa ấy như chỉ là một cuộc cãi vã về luân lý và học thuật đơn thuần. Nhưng ý nghĩa cuộc đấu tranh đó không phải là ở chỗ ai đúng, ai sai về luân lý và học thuật thuần túy, mà trước hết là ở phương diện đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị. Đây là một cuộc đấu tranh quyết liệt, không khoan nhượng của lực lượng dân tộc, yêu nước hồi đó, chống lại một âm mưu thâm độc của đế quốc, do hai tên bồi bút Phạm Quỳnh, Trần trọng Kim thực hiện. Bọn này hòng lôi cuốn thanh niên trí thức vào việc tán dương ca ngợi Truyện Kiều theo tinh thần hình thức chủ nghĩa, để khiến họ xa rời các hoạt động cứu quốc, về vấn này chúng tôi đã có dịp đề cập đến trên tập san Nghiên cứu văn học số 6—1962, nên ở đây chỉ xin nói đến một số ý kiến trực tiếp nhận định về giá trị luân lý của Truyện Kiều..
Đề giải quyết vấn đề, trong bài Đặt lại vấn đề Truyện Kiều, Nguyễn vãn Trung đã đưa ra lập luận sau đây : « Phải khen Truyện Kiêu có luân lý » như Phạm Quỳnh, Trần trọng Kim, cũng như "phải chê Truyện Kiều là vô luân lý » như Ngô đức Kế, Huỳnh thúc Kháng, tuy chủ trương đối lập nhau, nhưng đều đưa vào Nho giáo đề lên án hay ca tụng. Nhưng "chúng ta không còn sống trong thời đại mà luân lý, triết lý Nho giáo xuất hiện như một luân lý, một tiết lý độc tôn, duy nhất như dạo Công giảo thời trung cổ bên Âu châu, nhưng trong một thê giới tự do được chấp nhận nhiều triết lý, tôn giáo khác nhan. Sự kiện đó làm cho chúng ta thận trọng dè dặt khi phê bình... Ta không được quyền trước mặt người khác, quyết đoán và bỏ buộc công nhận lập trường của ta như là chân lý tuyệt đối".
Chúng tôi thấy cũng có thể đồng ý với một vài khía cạnh trong ý kiến trên đây của Nguyễn văn Trung, chẳng hạn như: Nho giáo cũng chỉ là một thứ luân lý như nhiều thứ luân lý khác mà thôi, và trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào (chứ không riêng gì trong « thế giới tự do » !) bao giờ cùng tồn tại nhiều thứ luân lý khác nhau. Ngay cả tiến một giai cấp đã bị tiêu diệt rồi thì luân lý của nó sau đó vẫn còn rơi rớt lại nhiều tàn tích trong một thời gian nhất định. Cũng cần vạch thêm rằng: trong cái « thế giới tự do » mà Nguyễn Văn Trung ca hát là có nhiều triết lý, tôn giáo khác nhau được chấp nhận, thật ra không phải là tất cả mọi thứ triết lý, tôn giáo đều được chấp nhận. Thử hỏi Nguyễn văn Trung: Trong "thế giới tự do", triết học mác xít, đạo đức cộng sản có được chấp nhận chăng?
Nhưng hãy đi vào vấn đè chính ở đây: Nguyễn văn Trung đưa ra hiện tượng có nhiều thứ luân lý cùng tồn tại để cốt ngụy biện rằng không có tiêu chuẩn khách quan nào có thể phán đoán một hành động là "có luân lý" hay "vô luân lý", rồi ông lại viết: "Có một luân lý phổ quát, nhưng rất khó xác định, nên có nhiều quan niệm khác nhau về luân lý phổ quát đó, như vậy, khi phê bình rất khó xác định xem lời phê bình có phản ánh luân lý đích thực, phổ quát hay chỉ phản ánh một quan niệm về luân lý phổ quát, và do đó, rất khó nói một hành động này là có luân lý hay là vô luân lý".
Nhưng làm sao lại có thề có một thử luân lý vượt lên trên mọi điều kiện không gian và thời gian như thế khi Luân lý không phải là một phạm trù trừu tượng, mà là một phạm trù lịch sử cụ thể. Nó không phải là những nguyên lý vĩnh cửu, bất di bất dịch, mà trái lại luôn luôn thay đổi theo chế độ xã hội, theo đặc điểm dân tộc. Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, phản ánh một cơ cấu kinh tế, xã hội nhất định, và sẽ biến đổi khi cơ cấu đó biến đổi: Cho nên trong xã hội có giai cấp không thể có một luân lý “ áp dụng cho mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc” được. Một hành động rất có thể “có luân lý” ở nơi này mà lại “vô luân lý” ở nơi khác.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng lại không thể nói đến một thứ luân lý chung cho tất cả mọi người được! Đời nào một tên tống thống phát xít, man rợ, cai trị bằng thuốc độc, máy chém, trại tập trung như Ngô đình Diệm và cả bọn triết gia chuyên nghề bào chữa cho những hành động đẫm máu của hẳn như bang Ngô văn Trung, lại có thể cùng chung một luân lý với nhân dân được ! Chừng nào trong xã hội còn tình trạng đối kháng giai cấp thì chừng ấy luân lý vẫn có tính giai cấp ; hoặc là nó bênh vực cho giai cấp bóc lột thống trị, hoặc là nó bênh vực cho nhân dân bị áp bức. Chừng nào trong xã hội còn giai cấp thì chừng ẩy mọi luận điệu về một thứ luân lý chung cho mọi người như kiểu Nguyễn văn Trung nói chỉ là một sự lừa bịp không hơn không kém ở Một luân lý như thế, “một luân lý thực sự nhân đạo, trên, cả những đối kháng giai cấp và những tàn dư của những đối kháng này, chỉ có thể có ở trong một xã hội không những đã vượt qua, mà còn quên hẳn được sự đối lập giữa các giai cấp trong thực tiễn sinh hoạt ".
Ở miền Nam biện nay, bên cạnh tư tưởng giáo lý của giáo hội La mã đương được Ngô đình Diệm ra sức truyền bá bằng mọi cách, lại còn có luân lý phong kiến, được mệnh danh dưới một cái tên có màu mè “ đông phương” và “dân tộc” là “Khổng Mạnh cổ truyền”, cũng là một mớ triết học tư sản phản động hiện đại mới được nhập cảng như chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa duy linh, chủ nghĩa thực dụng, hiện tượng luận, nhân phẩm luận tân triết học công giáo v.v... và đối lập với các thứ luân lý đó là luân lý của nhân dân, luân lý của những người trước đây đã anh dũng kháng chiến chống thực dân Pháp và hiện nay đương anh dũng đẩu tranh chống Mỹ — Diệm để giải phóng miền Nam giành Thống nhất tổ quốc. Đó là hai thứ luân lý giai cấp chính, tiêu biểu cho hai lực lượng xã hội chính ở miền Nam hiện nay.
Vậy thì giữa hai thứ luân lý đó, luân lý nào có một giá trị khách quan, có thể làm thước đo mọi hành động ?
Luân lý không phải là một cái gì có thể tồn tại ở ngoài xã hội, mà ngược lại, nó phải phụ thuộc vào xã hội, vào cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc. Cho nên ở từng thời gian nhất định, trong một xã hội giai cấp, chỉ hợp với luân lý những cái gì bênh vực cho lợi ích đấu tranh của các lực lượng tiến bộ, phù hợp với sự phát triển tất yếu của lịch sử. Cho nên có nhiều thứ luân lý giai cấp, nhưng bao giờ cũng có luân lý tiến bộ và luân lý phản động, luân lý chính nghĩa và luân lý phi nghĩa. Điều đó thể hiện hết sức rõ ràng, chứ không có gì là mập mờ, lẫn lộn như Nguyễn văn Trung cố tình chứng minh một cách xuyên tạc.
Nếu như trong Truyện Kiều luân lý không thuộc về Tú bà, Mã giám sinh... mà thuộc về nàng Kiều tài hoa và bị áp bức thì ở miền Nam biện nay, luân lý cũng không thuộc về Ngô Đình Diệm mà thuộc về nhân dân miền Nam đau thương và anh dũng. Và lịch sử cũng đã từng chứng tỏ rằng luân lý không thuộc về Trần ích Tắc, Lê chiêu Thống mà thuộc về Trần hưng Đạo, Quang Trung. Trong xã hội miền Nam hiện nay, luân lý đúng đắn nhất trong hiện tại cũng như trong tương lai, chi có thề là luân lý của nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Trong thời đại ngày nay, chỉ có luân lý vô sản mới là luân lý chân chính của nhân dân, của dân tộc.
Tóm lại, có nhiều thứ luân lý giai cấp, nhưng vẫn có một tiêu chuẩn khách quan để phán đoán mọi hành động. Đó là luân lý của giai cấp tiên tiến nhất của thời đại, xét theo quan điểm lịch sử.
Nguyễn văn Trung rằng không thể đánh giá từng hành động một cách tuyệt đối chính xác được, vì rằng cuộc đời do con người tạo ra và có cái tốt, cái xấu pha trộn. Cuộc đời đó mọi người chịu trách nhiệm, không ai hoàn toàn vô tội, nhưng cũng không ai hoàn toàn có tội, vì một hành động dù tư riêng cũng một phần do những yếu tố bên ngoài gây nên, đồng thời do chính người đó quyết định lựa chọn cho nên ta trách nhiệm hành động của ta và người khác cùng trách nhiệm hành động đó như ta trách nhiệm một phần hành động của họ. Mọi người liên đới nhau cùng hành động và tạo ra cuộc đời xấu tối. Cuối cùng không ai hoàn toàn oan nhưng cũng không ai hoàn toàn có tội ».
Đúng là « những yếu tố bên ngoài » (hoặc hoàn cảnh khách quan) có một ảnh hưởng, một quan hệ nhất định đối với hành động của cá nhân, nhưng không thể tuyệt đổi hóa trách nhiệm của hoàn cảnh khách quan, hoặc coi trách nhiệm của hoàn cảnh khách quan cũng ngang với trách nhiệm chủ quan của con người, đề đi đến một kết luận lập lờ, xảo trá là " không ai hoàn toàn oan nhưng cũng không ai hoàn toàn có tội» như Nguyễn văn Trung được.
Nói như Nguyễn văn Trung thì giữa kẻ bỏ thuốc độc và những người bị đầu độc ở Phú lợi, giữa kẻ đi rắc thuốc độc phá hoại mùa màng, cây cối và những người trồng cây cấy lúa, giữa những kẻ giết người, mổ bụng, ăn gan uống máu với những người bị tàn sát đều có trách nhiệm về hành động của nhau chăng ? Nói như Nguyễn văn Trung thì nhân dân cũng phải « liên đới trách nhiệm » về việc Ngô đình Diệm hết làm chó săn cho thực dân Pháp đến phát xít Nhật, nay lại ôm chân đế quốc Mỹ, rước voi về dày mả tổ chăng?
Nguyễn văn Trung đã biện bác dài dòng và quanh co về luân lý để rồi cuối cùng lần tránh việc phát biểu ý kiến cụ thể về giả trị luân lý của Truyện Kiều, trong một kết luận sặc mùi hoài nghi chủ nghĩa và bất khả tri luận sau đây: «Những yếu tố cấu tạo một hành động phức tạp, ẩn kín, người ngoài không thể lãnh hội được, và do đó sự phán đoán chỉ có thể là sai lầm" .
Nguyễn văn Trung có tính phủ nhận tiêu chuẩn khách quan về luân lý, xóa nhòa ranh giới giữa « có luân lý » và « vô luân lý », giữa « có tội » và «vô tội», tìm cách đổ lỗi trách nhiệm chủ quan của con người cho hoàn cảnh xã hội khách quan, đề nhằm thực hiện một dụng ý chính trị phản động là bênh vực cho những hành động tội ác của các giai cấp thống trị tàn bạo, cho bọn Mỹ — Diệm khát máu.
Khác với Nguyễn văn Trung, Hà như Chi có đưa ra một số ý kiến cụ thể về luân lý nàng Kiều và luân lý Truyện Kiều. Nói chung, Hà như Chi chỉ lắp lại ý kiến của các nhà nghiên cứu trước đây, nếu như đó đây Hà như Chi có bổ sung thêm ý kiến gì mới, thì lại là những ý kiến thiếu chính xác, ví dụ như Hà như Chi đã chỉ trích nàng Kiều « đã có lần yếu đuối phải xuôi lòng theo Tú bà tiếp khách” , “đã từng ăn cắp chuông khánh ở nhà Hoạn thư», “đắc chí vênh vang trong phút hiển vinh bên cạnh Từ Hải” “Trong cảnh luân lạc, nàng Kiều chẳng khác nào một người đi xuống một cái dốc, khi sa cơ lỡ bước, nàng đã ăn cắp, nói dối, để được nương nhờ vãi Giác Duyên, khi được vinh hiển bên cạnh Từ Hải nàng đã thiền độ lượng và trừng phạt tàn nhẫn những hạng vô lại như Tú bà, Mã giám Sinh, Ưng, Khuyển.
Để kết luận về luân lý nàng Kiều ta có thể nói rằng nàng có một tâm lý phức tạp, gồm nhiều mâu thuẫn, đan xen lẫn nhau. Nàng Kiều nhân từ hiền lành nhưng lại có lúc say máu trả thù., nàng Kiều thiết tha với một mối tình, nhưng cũng có lúc sa ngã trong cảnh thất bại ».
Chỉ trích nàng Kiều như Hà như Chi đã làm là không đúng. Cố nhiên những việc làm trên đây của nàng Kiều không phải là những hành động đạo đức đang bắt chước mà đó chỉ là những hành động bất đắc dĩ, “đáng thương” hơn là “đáng trách » của một người con gái “thân cô thế cô” ở giữa một xã hội hùm beo. Một số việc làm trên đày của nàng Kiều chỉ có nghĩa tự vệ, hoặc phản kháng của một nạn nhận xã hội mà thôi. Chỉ trích nàng Kiều như Hà như Chi là đã đứng vào vị trí, quan điểm của giai cấp bóc lột mà nhìn nhận vấn đề.
Trên đây là một vấn đề cũ - Trên tập san Nhân loại Xuyên Sơn đã đặt ra một vấn đề mới: trong Truyện Kiều có thể hiện học thuyết Lão tử hay không, và nếu có thì ở đoạn nào, và Xuyên Sơn đã đi đến kết luận : « Trong Truyện Kiều có ảnh hưởng Lão giáo và hiện tượng Đạm Tiên chính là đoạn thể hiện gần nhất nền đạo học siêu thức này của Lão tử ».
Nhưng ở đây Xuyên Sơn thường dừng mấy chữ Lão tử, Lão giáo, Đạo giáo lẫn lộn với nhau. Học thuyết Lão tử xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VI trước công lịch là một hệ thống triết học thuần túy, không có màu sắc tôn giáo. Mãi đến thể kỷ thứ II sau sau công lịch đời nhà Hán, Trương đạo Lăng, tự xưng là con cháu Trương Lương, mới lợi dụng uy danh Lão tử, đề lập ra Đạo giáo. Đạo giáo là một thứ tôn giáo huyền hoặc, có nhiều phù phép mê tin dị đoan. Chữ Lão giáo, do đó, không khoa học một chút nào!
Trong Truyện Kiều chúng ta không thấy có tư tưởng triết học của học thuyết Lão tử, mà chỉ thấy dấu vết của Đạo giáo mà thôi. Ảnh hưởng Đạo giáo thể hiện rõ ở những lời tiên tri của Đạm Tiên, Tam hợp đạo cô về số kiếp đoạn trường của nàng Kiều, ở những lời chê bai của bọn thầy tưởng pháp về dung mạo nàng Kiều và ở ông thầy phù thủy Lâm tri .
Nghiên cứu Truyện Kiều, chúng ta thấy trong một chừng mực nào đó Nguyễn Du cũng bị hạn chế ít nhiều trong những tư tưởng tôn giáo mê tin dị đoan của thời đại. Tuy vậy, nếu nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Nguyễn Du, kể từ Truyện Kiêu, Văn chiêu hồn cho đến thơ văn chữ Hán, chúng ta thấy Nguyễn Du chủ yếu đã thấm nhuần tư tưởng Nho giáo và Phật giáo một cách sâu sắc, và hình như càng về cuối đời của mình, trước những bế tắc không giải quyết được ở ngoài cuộc đời và trong tâm hồn, Nguyễn Du ngày càng thiên về tư tưởng Phật giáo nhiều hơn.
Vấn đề mới đáng lưu ý nhất có lẽ là vấn đề Tự do và Định mệnh trong Truyện Kiều. Trong bài Nguyễn Du trên những nẻo đường tự do, đăng lần đầu tiên trên Sáng tạo tháng 12-1957, Nguyên Sa Trần Bích Lan đã đưa ra lập luận sau đây :
Từ trước đến nay hầu như tất cả mọi người đều công nhận thuyết định mệnh là triết lý nền tảng của Truyện Kiều.. Nhận định đó không phải là vô căn cứ. Nhưng Truyện Kiêu còn có nhiều nghi vấn bắt ta phải suy nghĩ sâu rộng hơn. Trong cơn vận hạn của gia đình họ Vương "Thằng bán tơ không hề bắt buộc hoặc khuyên nhủ Kiều bán mình chuộc cha. Cha mẹ Kiều cũng không bắt buộc nàng. Trái lại các người còn can ngăn. Nhưng đứng trước hoàn cảnh đó Kiều đã chọn lựa. Nàng đã sáng suốt lý luận: nếu một mình nàng hy sinh đi thì an toàn gia đình sẽ trọn vẹn. Trái lại nếu Kiên ở lại đợi Kim Trọng thì gia đình sẽ tan nát và nàng cũng sẽ lênh đênh ».
"Và Kiều, từ hành động tự do đó, nàng đã không thể trở về với dĩ vãng được nữa. Vì nàng tự do nên mới có cuộc đền ơn trả oán khi được người anh hùng dọc ngang trời đất sủng ái. Nàng đã hành động tự do nên không thể trở về kết duyên cùng Kim Trọng "
"Cho nên có một hoàn cảnh trớ trêu, nhưng cũng có một Thủy Kiều tự do lụa chọn con đường đi của mình trước hoàn cảnh đó ».
Tóm lại, theo Nguyên Sa thì «Kiều luôn hành động như một tự do quyết định và lựa chọn». Không một ai cưỡng ép, trái lại còn can ngăn, thế mà Kiều đã tự do lựa chọn con đường bán mình, và ngược lại khi thì cả một nhà và người yêu khuyên can, nài ép nhưng nàng vẫn tự do chọn lựa con đường không nối lại duyên xưa với Kim Trọng.
Nhưng qua thực như vậy chăng?
Nguyên Sa có nghe tiếng nức nở của nàng Kiều khi cực chẳng đã phải quyết định bán mình không? Sao trước một tình cảnh éo le đau đớn như thế, Nguyên Sa lại nỡ nói là Kiều đã tự nguyện chọn con đường bán mình?
Tại sao Kiều không muốn kết tóc xe tơ lại với Kim Trọng? Chúng ta hãy nghe nàng nói:
... «Một lời tuy có ước xưa,
Xét mình dãi gió, dầm mưa, đã nhiều.
Nói càng hổ thẹn
Thì cho ngọn nước thủy triều chảy xuôi !»
Đó là giải pháp tự do hay bắt đắc dĩ? Đó là lời nói hạnh phúc hay đau khổ?
Quan niệm tự do như Nguyên Sa thì còn gì là tự do? Quan niệm tự do như thế thì chi là thủ tiêu tự do !
Thử hỏi một người con gái tài sắc vẹn toàn đương sống « phong gấm rủ là » trong cuộc đời « phong lưu rút mực », bỗng dưng chỉ vì một lời vu cáo không đâu, mà bị bọn tham quan ô lại, bán thịt buôn người xúm lại xâu xé, dồn vào bước đường cùng: một là chết, hai là bán mình, thì tự do ở đấu? Rồi chỉ mong «một chút phận tiểu linh" cũng không xong, đến nước phải đi làm đĩ, đi ở, đi tu, đi tự tử! Thế thì hỏi tự do ở đâu? Kiều làm gi có tự do ! Nếu có, thi chỉ là "tự do bán mình » «tự do làm đĩ », « tự do tự tử!». Nhưng nàng Kiều có muốn những thứ tự do quý hóa ấy đâu! Có bao giờ nàng Kiều nghĩ là minh được "tự do" bán mình, «tự do » đâm đầu xuống sông Tiền đường đâu. Nàng Kiều có muốn là muốn "quan lại công bằng, án Viên ngoại tỏ ngay tình oan uổng », chứ đâu muốn bán mình. Nhưng chế độ phong kiến bất nhân đã đẩy nàng vào kiếp đoạn trường. Trên thực tế, Kiều luôn cố trỗi dậy. vươn mình đến một thứ tự do khác : Bị ép ra tiếp khách, nàng tự tử, « phải điều sống đục sao bằng thác trong ?». Bị nhốt ở lầu Ngưng bích, nàng trốn đi với Sở Khanh. Bị hãm trong cảnh thanh lâu, nàng thoát ra với Thúc sinh, Từ Hải. Bị giam lỏng ở Quan âm các nhà Hoạn thư, nàng trốn đến chùa Giác Duyên. Nhưng trong xã hội hùm beo đổ, mỗi lần nàng cố sức ngoi lên là một lần lại bị nhấn xuống sâu hơn bi thảm hơn. Sống trong xã hội đó Kiều không tài nào làm chủ được cuộc đời mình, sống trong xã hội đó, đối với Kiều không có gì là yên ổn, chắc chắn cả. Mấy lần hạnh phúc tưởng như nắm chắc trong tay, bỗng phút chốc tan biến. Mấy lần cuộc đời đương phẳng lặng, bình yên, bỗng phút chốc lại nổi tai ương sông gió. sống trong xã hội đỏ Kiều chỉ là một con bài bi thảm của «định mệnh », hay đúng hơn, một đồ chơi trong tay mọi thế lực hắc ám của xã hội. Chính bản thân Kiều, trải qua nhiều kinh nghiệm đâu đớn, có lúc cũng đành nhắm mắt xuôi tay, phó mặc đời mình cho định mệnh :
"Cũng liều nhắm mắt đưa chân
Thử xem còn tạo xoay vần đến đâu!"
Thử hỏi Nguyên Sa : "Đâu là tự do lựa chọn" ? Đâu là "sáng suốt lý luận"?
Theo quan niệm của Nguyên Sa thì " tự do » chỉ là "tự do ý chí». Nhưng nếu chỉ có tự do ý chí thì làm gì có tự do thực sự? Nếu ý chí của con người bị những thể lực xã hội hắc ám đàn áp thì làm gì có tự do?
Nêu lên tự do ý chí, đồng thời không muốn đụng chạm gì đến chế độ áp bức bóc lột chỉ là một lối ngụy biện, một quan niệm không tưởng, nếu không phải là lừa bịp thì cũng chỉ là một thái độ bất lực trong tình trạng vô chính phủ của xã hội tư bản, và dù cỏ ý thức hay không, nó cũng rơi vào chỗ biện hộ cho « quyền » bóc lột của giai cấp thống trị. Phải chăng vì sống nghẹt thở trong một « thế giới" không có tí gì là « tự do » là chế độ Mỹ — Diệm hiện nay nên Nguyên Sa đã phải tự giải thoát bằng cách đi tìm «tự đo » trong thế giới nội tâm ? Nhưng giải quyết tự do theo kiều đó thì chỉ là một cách tự an ủi không hơn không kém. Mà « bất kỳ thứ an ủi nào cũng đều là phản động» (Lê-nin). Quan niệm về tự do của Nguyên Sa nếu không phải là đề lừa người, thì cũng là quan niệm đáng thương của một kẻ bị áp bức mà vẫn tưởng rằng mình có tự do. Nguyên Sa thử nhìn chung quanh xem, ở miền Nam hiện nay, có người nào nghĩ là họ được tự do lựa chọn giữa đói rét và trụy lạc, giữa máy chém và " khu trù mật » không? có người nào thất nghiệp hết đi lang thang khắp đại lộ « Tư do » đến chợ Bến Thành, lại nghĩ là mình được lự do nằm khoèo dưới gậm cầu Khánh hội không? Trên thực tế, nhân dân miền Nam hiện nay đương anh dũng đứng dậy đấu tranh chống lại Mỹ — Diệm đề giành lại tự do chân chính. Trong hoàn cảnh đó, cách đặt vấn đề tự do sai làm của Nguyên Sa, dù có dụng ý hay không, cũng đều phương hại đến sự nghiệp đấu tranh của nhân dân, của dân tộc.
Nguyễn Văn Trung hoàn toàn tán đồng những ý kiến trên đây của Nguyên Sa và nhận xét là Nguyên Sa đã đưa ra được « những lập luận vững chắc». Bản thân Nguyễn văn Trung cũng phụ họa theo và có sức bù đắp cho lập luận của Nguyên Sa một cơ sở triết học. Nguyễn văn Trung đã viết:
" Truyện Kiều chỉ có thể là bài thơ, cuốn truyện thuật lại cuộc đời phiêu lưu của một tự do băn khoăn lo lắng, lựa chọn trước những hoàn cảnh cuộc đời pha trộn may rủi, tốt xấu.
Nếu có định mệnh đi nữa, nhưng con người ý thức được sự định mệnh đó, và sự ý hức đó bộc lộ con người có tự do, vì con người vừa ở trong cái tất yếu, vừa không phải là tất yếu, với ý thức được tất yếu, định mệnh. Nếu con người chỉ là định mệnh, đồng hóa hoàn toàn với định mệnh như vật giới, làm sao con người biết được định mệnh ? Cái khả năng biết được đó ta gọi là tự do".
Quan niệm về «tự do" của Nguyễn văn Trung mới hồ đồ và gian trá làm sao : Nguyễn văn Trung có nói đến đến «tất yếu », nhưng chữ « tất yếu » của ông không phải là quy luật khách quan, mà chỉ là khái niệm «số kiếp», « định mệnh». Và hơn nữa chỉ có việc ý thức được «định mệnh» là đủ chứng tỏ rằng con người có tự do sao? Mà ở đây nàng Kiều đã ý thức được định mệnh, bằng cách nào? Bằng lời tiên đoán của thầy tướng sĩ bằng lời báo mộng của bóng ma Đạm Tiên, và bằng cái linh cảm bi quan về tương lai. Đó phải chăng là cái cách ý thức được tất vếu của con người tự do ? Và sau khi đã ý thức được như thế, nó chỉ việc nhắm mắt chờ đợi giông tố của định mệnh, « hết nạn nọ đến nạn kia » lần lượt kéo đến phũ phàng dội lên đầu mình, đó là tự do chăng?
Chủ nghĩa Mác — Lê-nin quan niệm tự do hoàn toàn khác với Nguyễn văn Trung. Tự do không phải chỉ là ở chỗ, bằng khoa học, nhận thức được quy luật của tự nhiên mà còn là ở chỗ « do sự nhận thức đó mà có khả năng vận dụng được những quy luật ấy, một cách có kế hoạch, vào những mục đích nhất định" .
Tự do chân chính là ở chỗ ta làm chủ được bản thân ta và làm chủ được ngoại giới. Quyền làm chủ đó được cho là nhận thức được quy luật tự nhiên và xã hội.
Cũng cần nói thêm rằng: trong lúc nhấn mạnh việc nhận thức quy luật khách quan, những người mác xít không hề phủ nhận vai trò của ý chí, của yếu tố tinh thần trong hoạt động thực tiễn. Trái lại, chính những người mác xít lại coi trọng ý chí, coi trọng yếu tố tinh thần hơn hết. Những người mác xit nhờ tôi luyện được ý chí cách mạng mạnh mẽ nên đã vượt qua biết bao khó khăn, gian khổ đề đi đến thắng lợi. Kẻ thù có thề giam cầm, vùi dập thân thể họ, nhưng không thề nào khuất phục được ý chí họ. Chinh trong thời gian bị giam cầm, đầy đọa trong lao tù của chế độ Tương Giới - thạch tàn bạo và mục nát, chủ tịch Hồ chí Minh người chiến sĩ cộng sản ưu tú của dân tộc ta, đã viết:
Thân thề tại ngục trung,
Tinh thần tại ngạc ngoại
Dục thành đại sự nghiệp,
Tinh thần cành yếu đại.
(Ngục trung nhật ký)
(Dịch nghĩa : Thân thề ở trong lao, nhưng tinh thần ở ngoài lao
Muốn làm nên nghiệp lớn, tinh thần phải càng cao).
Ý chí của người cộng sản, uy vũ không thề khuất phục, tiền tài không thề mua chuộc, đói khổ không thể chuyển lay.
Nhưng có điều là người cộng sản không quan niệm tự do à chỉ là « có quyền được tự hủy diệt, hoặc tự do tiến triển, tự do hợp tác với thượng đế" (1) như các ngài triết gia duy linh nhân vị hiếu, mà quan niệm «lự do ỷ chỉ không phải là cải gì khác hơn là cái năng lực quyết định một khi đó hiểu rõ sự việc ».
Tóm lại, quan niệm của chủ nghĩa Mác—Lê-nin về tự do một mặt, đối lập với thuyết định mệnh và quyết định luận máy móc xem hoạt động của con người chỉ là một con số không thảm hại trước cải tất yếu tuyệt đối, mặt khác, đối lập với thuyết tự do ý chí, phủ nhận mọi quy luật khách quan và cho rằng ý chi của con người không bị cái gì ràng buộc cả.
Láy lại và phát triền lập luận của Nguyên Sa về Tự do và Định mệnh, luận điệu của Nguyễn văn Trung khách quan mà xét đã bênh vực cho chế độ độc tài phát xít của Ngô đình Diệm, một chế độ mà trong đó chỉ có tự do cho một thiều số, một gia đình, còn tuyệt đại đa số nhân dân thì không có chút gì gọi là tự do, ngoài quyền tự do chết!
Trên đây, chúng tôi đã gợi lên vài nét vè tinh hình nghiên cứu Truyện Kiều ở miền Nam hiện nay và cũng đã giới thiệu và phê phán một số luận điểm tiêu biểu.
Những ai quan tâm theo dõi vấn đề này không khỏi có ít nhiều suy nghĩ. Ở miền Nam, không phải là không có một số thuận lợi về tư liệu. Cũng không phải là không có những người có thiện chí, có tài năng, kinh nghiệm và phương pháp nghiên cứu. Nhưng nhìn chung lại, người ta dễ dàng nhận thấy tình hình tư liệu về Truyện Kiều ở miền Nam hiện nay cũng không lấy gì làm dồi dào cho lắm ! Còn về nhận định, thì từ những vần đề cũ như tâm sự Nguyễn Du, luân lý Truyện Kiều đến những vấn đề mới như học thuyết Lão tử, Tự do, Định mệnh, nếu không đi vào chỗ xuyên tạc thì cũng rơi vào chỗ bế tắc !
Cái bế tắc đó, chủ yếu là do chế độ Mỹ — Diệm gây ra. Làm sao mà tài năng, trí tuệ, văn chương, học thuật lại có thể phát triển trong một chế độ như thế!
Cái bế tắc đó, các nhà nghiên cứu Truyện Kiều trước đây cũng đã từng trải qua. Chính trong những giờ phút mà vận mệnh dân tộc đang trải, qua những năm cuối cùng, tối tăm của chế độ Pháp, Nhật thuộc thì việc nghiên cứu Truyện Kiều cũng đi vào giai đoạn bế tắc nhất. Nhớ lại khoảng năm 1942, phong trào tổ chức kỷ niệm Nguyễn Du bỗng nhiên rộn hẳn lên, đến nỗi làm cho tờ báo Khoa học cũng đâm ra nghĩ khôn nghĩ dại -- "không lẽ vì hai tiếng "khoa học" mà quên mất một bậc văn hào?"- nên liền đi làm một việc "phi khoa học' là dựa vào hai câu Kiều:
Đêm thu gió lọt song đào,
Nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời.
rồi dùng thiên văn và toán học cao cấp đề tinh toán xem Kiều đã bi Ưng Khuyển bắt cóc vào giờ nào, đêm nào, tháng nào, năm nào của âm lịch và dương lịch. Và cái cửa sổ buồng Kiều ở Lâm tri quay về hướng nào, cái «vành trăng khuyết » đêm đó là trăng hạ huyền hay thượng huyền. Và hai sừng trăng nhọn chống lên trời hay chỉ xuống đất. Thế là nổ ra một cuộc tranh luận khá hấp dẫn đối với công chúng đương thời!
Nếu lối đoán ngày, giờ Kiều bị bắt đó chỉ là "một cuộc chơi của nhà khoa học » đi nữa, thì cách chơi đó rõ ràng cũng đã bộc lộ sự bế tắc của một sổ tri thức hoang mang, chưa tìm ra được lối thoát trong thời cuộc bấy giờ. Thật đúng như một người trong cuộc đã thú mận: Chẳng qua là "bàn phiếm cho đỡ buồn"!.
Một điều rất có ý nghĩa là câu chuyện « ba sao giữa trời" đó, gần đây lại được khơi lên trên hai tờ Cách mạng quốc gia và Tự do. Nhưng dù giải đáp có khác nhau, ý kiến của Đàm quang Thiện, Vũ Quân, Di Sơn, Mai Nguyệt, Nguyễn đình Thi v.v... phát biểu về vấn đề này cũng chỉ là biểu hiện một thái độ bế tắc mà thôi.
Trong những người nghiên cứu vè Truyện Kiền ở miền Nam hiện nay, bên cạnh số có thiện chí còn có một bọn khác đi đến với Truyện Kiều vói một dụng ý không tốt đẹp gì cho lắm ! Có thể kể làm tiêu biểu : vị giáo sư triết học Nguyễn văn Trung. Nguyễn văn Trung «đặt lại vấn đề Truyện Kiều » rồi « đặt lại vấn đề văn hóa » và trong các bài khác bàn về văn học, nghệ thuật, văn hóa, triết lý, giáo dục, tôn giáo, người ta thấy Nguyễn văn Trung còn đặt lại nhiều thứ lắm. Và bất kỷ ở đâu, cũng rặt một giọng xuyên tạc, vu khống, nhằm một mục đích chống cộng" lộ liễu.
Thực tế lịch sử văn học nước ta, cũng như lịch sử văn học thế giới đã chứng tỏ rằng chỉ có nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, mới là người trung thành với truyền thống ưu tú của dân tộc.
Dựa trên nguyên lý của chủ nghĩa Mác — Lê-nin, những người cộng sản, trước đây, cũng như hiện nay, luôn luôn chủ trương rằng: chỉ có thể xây dựng một nền văn học mới, xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở tiếp thu có phê phản truyền thống văn học quá khứ. Nhưng vấn đề chính ở đây là chỗ bảo vệ truyền thống nào, và nhằm mục đích gì ? Những người cộng sản, một mặt đấu tranh chống lại thái độ phủ nhận di sản văn học cổ điển, nhưng một mặt khác, cũng đấu tranh chống lại thái độ mù quáng, thủ tiêu sự phê phán trong khi tiếp thu văn học cổ.
Những người cộng sản đánh giá cao vai trò của di sản văn học cổ điển trong việc giáo dục tư tưởng thẩm mỹ cho nhân dân, trong sự nghiệp xây dựng một nền văn học mới, nhưng cũng vạch rõ và phê phán những chỗ hạn chế, lạc hậu, thậm chi phản động, mà những tác giả vĩ đại của thời quá khứ thường khó lòng tránh khỏi. Đối lập lại quan điểm đó, các giai cấp thống trị bóc lột một mặt xuyên tạc những giá trị không thể chối cãi dược, một mặt cố đi tìm những cái gì lạc hậu nhất, lỗi thời nhất trong các tác phẩm quá khứ, rồi thổi phồng lên, đề làm lợi khi chống lại nhân dân, chống lại cách mạng.
Nhưng một khi nhân dân đã đứng dậy và làm chủ vận mệnh, mình thì mọi giá trị văn học của dân tộc sẽ không ngừng được phát huy. Dưới ánh sáng chói lọi của chủ nghĩa Mác — Lê-nin bất diệt, Truyện Kiều cũng đương ánh lên những tia hào quang mới về thiên tài nghệ thuật, và tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Truyện Kiều đương tiếp tục đi xa hơn, ra ngoài biên giới Tố quốc. Chẳng riêng gì những người cộng sản Việt nam, mà cả những người cộng sản và những nhà nghiên cứu tiến bộ khác trên thế giới, ở Liên xô, Trung quốc, Pháp, Nhật, Tiệp khắc, Dân chủ Đức, Bỉ... và ở cả châu Mỹ la-tinh xa xôi, cũng đương nghiên cứu về Truyện Kiều để tìm hiểu trong đó một ít tia hào quang về tâm hồn, tài năng, trí tuệ của một dân tộc đã lập nên chiến công Điện Biên Phủ anh hùng, và hiện đang anh dũng đấu tranh tiến tới chủ nghĩa xã hội và thống nhất Tổ quốc với một niềm tin mãnh liệt và tất thắng.