nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

TRUYỆN KIỀU-ĐỐI CHIẾU CHỮ NÔM QUỐC NGỮ


Truyện Kiều Nôm – quốc ngữ đối chiếu

 

Đây là cuốn Truyện Kiều Nôm - Quốc ngữ đối chiếu đầu tiên ở Việt Nam có chữ Nôm in ngang chuyển dịch từ chữ Nôm in dọc của cuốn Truyện Kiều Nôm cổ nhất đang được lưu trữ ở Thư viện Liên Trường Đại học các ngôn ngữ phương Đông ở Paris là bản Liễu Văn Đường 1871, chữ Quốc ngữ được diễn âm tương ứng dưới từng chữ, từng câu.

Truyện Kiều là kiệt tác văn học của Việt Nam, là tác phẩm hội tụ đầy đủ tinh hoa của ngôn ngữ Việt, là tác phẩm tiêu biểu nhất cho trình độ phát triển rực rỡ của tiếng Việt.

Truyện Kiều được đại thi hào Nguyễn Du viết bằng chữ Nôm là thứ chữ đã được người Việt sử dụng hơn một ngàn năm để ghi tiếng Việt, để viết ra những tác phẩm bất hủ, những “ thiên cổ hùng văn", những “ thiên thu tuyệt diệu từ" của dân tộc.

Ngày nay thì còn ít người đọc được chữ Nôm. Cuốn sách được biên soạn nhằm thông qua một kiệt tác văn học của đại thi hào Nguyễn Du giới thiệu nền văn hoá viết, nền văn hoá chữ viết của người Việt xưa và nay: chữ Nôm trước thể kỷ XX và chữ Quốc ngữ hiện nay.

Tác giả đã chọn lựa một bản Kiều Nôm được các nhà Hán Nôm và các nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đánh giá là cổ nhất, là gần nhất với nguyên tác của Nguyễn Du là bản Liễu Văn Đường 1871 khắc in trên ván gỗ đang được lưu trữ ở  Paris để dùng máy vi tính cho chuyển dịch chữ Nôm nguyên dạng từ dọc sang ngang, chữ Quốc ngữ được diễn âm tương ứng dưới từng chữ, dưới từng câu thơ.
Phương pháp đối chiếu tương ứng giúp cho bạn đọc ngày nay dễ dàng đọc được một bản Kiều Nôm gốc. Độc giả vừa đọc được Truyện Kiều bằng chữ Quốc ngữ, vừa thấy được những chữ Nôm tuơng ứng khác trên ván gỗ từ thể kỷ XIX mà hơn hai trăm năm trước nhà tho tài ba của dân tộc ta đã dùng nó để viết ra, để dệt nên những câu thơ lục bát tuyệt diệu của Truyện Kiều.

Ngoài phần giới thiệu về gia đình, dòng họ và truyền thống văn chương của nhà thơ với những tư liệu lý thú về bố mẹ, anh em, vợ con của gia đình nhà thơ cùng tên các thi phẩm của các thành viên trong gia đình, ở phần cuối sách tác giả còn liệt kê khoảng 400 thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trong thơ Kiều với số thứ tự vị trí trong 3254 câu thơ để đáp ứng sở thích của các nhà thư pháp khi muốn viết hoặc tặng chữ bằng thơ Kiều.

Với chữ Nôm và chữ Quốc ngữ đối chiếu tương ứng tùng chữ, từng câu thơ, Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là ấn phầm tiêu biểu để giới thiệu với bạn bè xa gần vé văn hóa viết về văn hóa chữ viết tiếng Việt xưa và nay của dân tộc Việt Nam.

Truyện Kiều Nôm - Quốc ngữ đối chiếu của Tiến sĩ Phan Tử Phùng biên soạn là tài liệu tham khảo bổ ích và lý thú cho học sinh, sinh viên trong nhà trường và cho các bạn muốn đọc, muốn nghiên cứu các bản Kiều Nôm gốc để đối chiếu với các bản Kiều Quốc ngữ.

Nhà xuất bản Khoa học xã hội xin trân trọng giới thiệu với đông đảo bạn đọc.