Sáng 27/10, đoàn cán bộ tỉnh Lâm Đồng do đồng chí Đoàn Văn Việt - Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dẫn đầu đã đến dâng hương tại Di tích Quốc gia đặc biệt khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cùng đi với đoàn.
Tối ngày 23/10 tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du, Phòng cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tập huấn PCCC, cứu hộ và cứu nạn cho toàn thể cán bộ, nhân viên khu di tích.
Ngày 22/10, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - Nhà thơ Nguyễn Đăng Việt đã trao tặng 03 tư liệu ảnh cho Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du.
Nhân kỉ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du, ngày 22-10, tại Bảo tàng Bắc Ninh, Hội Kiều học Việt Nam tại Bắc Ninh khai trương trưng bày các di vật gia tộc Nguyễn Du tại Bắc Ninh và hội thảo “Quê ngoại Kinh Bắc với Đại thi hào Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới và Truyện Kiều”.
Sáng ngày 22/10 tại Trung tâm VHTT,TT&DL huyện Nghi Xuân đã diễn ra Hội thi “Tìm hiểu về thân thế sự nghiệp Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm truyện Kiều”.
Bộ sử bằng thơ này được các ông hoàng nhà Nguyễn khởi viết từ khoảng 1907-1916, kéo dài đến khoảng 1926. Vốn là tài liệu độc bản, viết tay bằng chữ Nôm, gồm 1.884 câu lục bát.
Chiều ngày 21/10, đồng chí Lê Đình Sơn - Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và đồng chi Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp Ban tổ chức các tiểu ban phục vụ các hoạt động kỷ niệm 250 năm Ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du, với sự tham dự của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các Sở, Ban, Ngành liên quan.
Trong các tác phẩm văn học dân tộc ta nếu như Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu có vinh dự được dịch sang tiếng nước ngoài sớm nhất(1) thì Truyện Kiều của Nguyễn Du lại là tác phẩm được dịch sang tiếng nước ngoài nhiều nhất. Nếu chỉ kể những bản dịch toàn bộ và đã được xuất bản thì theo thống kê của chúng tôi đến nay Truyện Kiều đã được dịch sang gần 20 tiếng nước ngoài, kể cả tiếng Trung Quốc. Bản đầu tiên dịch sang tiếng Pháp, do Giáo sư Abel des Michels (Trường Sinh ngữ Đông phương Pháp) in ở Paris năm 1884. Bản sau cùng mới xuất bản năm 2009 ở Ulan Bato, dịch sang tiếng Mông Cổ, do Giáo sư S.Dashtsevel (Viện Nghiên cứu quốc tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Mông Cổ) thực hiện. Về số lượng, mỗi ngoại ngữ thường có một hoặc hai bản dịch, riêng tiếng Nhật có 4 bản, tiếng Anh 7 bản, tiếng Pháp trên 10 bản.
Người ta thống kê được 11 bản dịch đầy đủ Truyện Kiều sang tiếng Pháp, bản đầu tiên vào năm 1884, bản cuối cùng vào năm 1999. Mặt khác, Truyện Kiều đã được chuyển ngữ sang tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Ả Rập (từ bản dịch tiếng Pháp), tiếng Bulgari, tiếng Trung, tiếng Hàn, tiếng Hy Lạp, tiếng Hungari, tiếng Ba Lan, tiếng Rumani, tiếng Nga, tiếng Slovaquia và tiếng Thuỵ Điển.