Nhiệm kỳ 2025-2030, Chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tại Hà Tĩnh sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình hành động về bảo tồn và phát huy các loại hình văn nghệ dân gian trên địa bàn toàn tỉnh.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL Nguyễn Văn Hùng đề nghị các địa phương, đơn vị tiếp tục đóng góp ý kiến, góp phần tạo đột phá về phát triển văn hóa trong thời gian tới.
Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.
Lễ cầu quốc thái dân tại chùa Trường Ninh (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) nhằm hướng lòng thành kính, nguyện cầu cho đất nước hưng thịnh, Nhân dân an lạc, mưa thuận gió hòa.
Điểm chung lớn nhất để Đại danh y Lê Hữu Trác và Đại thi hào Nguyễn Du trở thành danh nhân thế giới chính là tinh thần nhân văn cao cả được thể hiện trong cuộc đời, sự nghiệp của mình.
Tối ngày 31/12/2024, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh phối hợp với Hội Nhạc sỹ Việt Nam và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Tĩnh tổ chức đêm nhạc “Nhạc sỹ Nguyễn Văn Tý - Khúc tâm tình còn mãi” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của cố nhạc sỹ (1924 – 2024). Chương trình được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài PT-TH Hà Tĩnh (HTTV).
Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) vừa ban hành Công Văn số 1179/VHCS-NSVH ngày 26/12/2024 về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội năm 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ.