nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Ấn phẩm - Sách

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

ĐOẠN TRƯỜNG TÂN THANH (Bản khắc năm 1934)


Đoạn trường Tân Thanh

 

 

Cố chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng đã dành cho tôi ưu ái. Ưu ái lớn lao và có ý nghĩa văn hóa  là ngày 6-8-1981, Chủ tịch đã tặng lại cho tôi cuốn  Đoạn trường tân thanh (Kiều) do một trí thức Việt kiều gửi tặng Chủ tịch.

Cầm cuốn Kiều trong tay, tôi cảm động đến trào nước mắt. Vì lý do gì mà người Việt kiều nọ gửi tặng Chủ tịch tác phẩm vô giá này của Nguyễn Du, vì lẽ gì mà Chủ tịch gửi tặng lại cho tôi? Tôi tự thấy trách nhiệm của mình có phần lớn lao và trọng đại. Nhưng xử lý nó như thế nào? Phiên âm chú giải và xuất bản là truyện không khó. Nhưng tôi không làm việc đó. Vì bây giờ truyện Kiều đang tái bản và đang được độc giả đón nhận nồng hậu, vì cách xử lý văn bản Kiều bằng một phương pháp hợp lý và khoa học. Thực tế hình thành và phổ biến văn bản truyện Kiều chỉ đưa ta đến một phương pháp như tôi đã làm năm 1972 với bản Kiều của nhà xuất bản Đại học.

Xử lý bằng cách đưa ra từng bản Kiều của những lần in khác nhau là chưa cần thiết và không phù hợp với thực tế hoàn chỉnh văn bản Kiều. Làm như vậy chẳng khác gì chúng ta đưa ra công chúng những mảnh đồ cổ khác nhau, không có lợi cho việc tôn vinh giai tác của Nguyễn Du đối với giá trị hoàn hảo của tác phẩm văn học được mọi tầng lớp nhân dân ưa thích.

Tôi chỉ phiên âm và chú về cách viết Nôm của văn bản để cho việc nghiên cứu về sau. Ở đây cần nói rõ một diều là trong khi phiên khảo một văn bản, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu nội dung của nó. Đó là một việc bắt buộc xưa nay, vì một lẽ dễ hiểu là tác phẩm là sản phẩm của ý thức con người, do con người làm ra nhằm một mục đích nhất định. Nghiên cứu Kiều cũng vậy. Không nắm được nội dung, thì việc biện luận chữ nghĩa sẽ dẫn đến sai lầm. Nhìn chung, cách khảo hiệu chữ nghĩa của ta xưa nay vẫn theo phương pháp huấn hỗ của cổ thư Trung Hoa đời Thanh. Mà hơn ai hết, các học giả Trung Hoa, giám định cổ thư của họ, bao giờ vấn đề nghĩa nội dung cũng được đặt lên hàng đầu. Sau đó mới biện luận về sự nhầm lẫn trong các thư pháp khác nhau.

Bây giờ tình hình lại khác, Chủ tịch HĐBT đã mất. Các đồng chí trong văn phòng Chủ tịch đã ngoài bảy, tám mươi, mà bản Đoạn trường tân thanh này, theo tôi đã gần với nguyên tác, và có thể là chút lễ ra mắt Nguyễn Du dâng lên vua ngự lãm, một tác phẩm tự giới thiệu tài năng và mọi phần tâm sự của mình.

Tôi nói như vậy là vì trước đây hành trình của một bản Kiều Hoàng gia thông suốt từ Minh Mệnh, Tự  Đức … Bảo Đại đến thân thần Tôn Thất Hân, có phần chắc là như vậy. Thêm vào đó sự đòi hỏi của độc giả thôi thúc, tôi phải làm truyện đó để trình các bạn.

Đầu năm 2002, tôi tổ chức một cuộc họp mặt gồm một số nhà nghiên cứu có hạng là chỗ bạn bè thân thiết, và tất cả các đồng chí từng công tác ở Văn phòng Chủ tịch HĐBT Phạm Văn Đồng. Cuộc họp mặt nhằm trình bày ý định của tôi và việc xuất bản Đoạn trường tân thanh cố Chủ tịch gửi cho. Tâm thì muốn như vây, nhưng lực không cho phép, vì tuổi xuân đã qua mà công việc đòi hỏi một sự tập trung không nhỏ về tinh thần và sức lực.

Tôi đang băn khoan về chuyện đó, thì tình cờ tôi vào Nam, tìm một nơi làm việc yên tĩnh hơn. Thế là trời cũng chiều người. Tôi được người ta dành cho một dã thự nhỏ ở Suối Cát, Xuân Lộc Đồng Nai. Ở đây đủ mọi tiện nghi ăn ở, viết lách. Hướng nhà trở về đông. Mỗi buổi sáng, mặt trời rọi thẳng vào nhà, tràn đầy ánh nắng. Ngọn núi Gia Bình, mà dân địa phương gọi là núi chứa chan, như bức bình phong che trở cho sự bình yên của ngôi nhà luôn luôn tươi sáng, gần gũi.

Đẹp và nên thơ là những đêm trăng. Vườn hồng trước sân nhà như thêm mầu sắc, dịu ngọt hơn dưới ánh trăng. Vườn tiêu sau nhà sừng sững, xanh rờn trĩu nặng những chùm tiêu xanh, báo một mùa thu tốt vào cuối năm. Ánh trăng như làn lụa mỏng, màu mỡ gà phủ lên từng gốc tiêu, trông giống như những hàng cột đá trước đền đài đổ nát của những kiến trúc Hy Lạp, hay như những Viên minh Viên hiện thời của Trung Hoa.

Phần văn bản, theo bản phiên âm bản Đoạn trường tân thanh Minh Mênh  15 (1834) mà tôi đã từng làm năm 1981, có những chú thích, biện luận về mặt chữ Nôm đối với những chữ có cách viết khác lạ. Phần chú thích văn bản, nhằm vào việc nêu rõ tài nghệ của Nguyễn Du so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân, Ở đây cũng tập hợp những lý giải của những tác giả chuyên nghiên cứu về Kiều xưa nay.

Việc xuất bản Đoạn trường tân thanh 1834 có sự đóng góp không nhỏ của bạn đọc và các đồng chí trong văn phòng cố Chủ tịch  HĐBT Phạm Văn Đồng. Nhân dịp này xin có lời cảm tạ chân thành quý liệt vị Hoàng Quốc Dũng, Nguyễn Tiến Năng, Trần Tam Giáp

Mục lục


Đôi lời giới thiệu

Lời nói đầu

Thực tại và hành trang, thế giới nội tâm Nguyễn Du với Đoạn trường tân thanh   

Thanh Tâm tài nhân như thế nào?

Vị trí Đoạn trường tân thanh (Kiều 1834) với việc ổn định

văn bản truyện Kiều, mở đầu phong trào văn nghệ  cung đình

Bản Kiều chép tay năm Minh Mệnh 15 (1834) Đoạn trường tân thanh

Đoạn trường tân thanh  (Văn bản và khảo dị)   

Chú thích                                   

Ngữ vựng