1.Trong 2 bài gửi đăng ở Tạp chí Văn học và Kiến thức ngày nay chúng tôi đã nêu giả thuyết là trong các bản Kiều Nôm cổ thế kỉ 19 hiện còn lưu lại một số vết tích kị huý thời Lê Trịnh. Và sau đó, trong bài gửi đăng Lao động, chúng tôi lại cùng Tiến sĩ Ngô Đức Thọ nêu thêm giả thuyết chắc Truyện Kiều đã cơ bàn hoàn thành trong khoảng 1786 - 17901. Bài chưa in ra hết nhưng một số bạn bè đã biết thông tin và đã đưa ra một số điểm chất vấn như sau:

Trong một số văn bản thế kỉ 17, 18 tên huý Lê Trịnh thường được “gia dạng” bằng cách thêm ba bốn kí hiệu  ở trên đâu, sao trong các bản Kiều Nôm cổ không có những vết tích như vậy?

Trong các bản Nôm cổ lối sao chép, in ấn tuỳ tiện thường đưa đến rất nhiều sai sót. Làm sao phân biệt được những vết tích kị huý với những sai sót ngẫu nhiên đó?

Nếu đúng Truyện Kiều được cơ bản hoàn thành trước đời Gia Long, sao không đặt sự kiện đó ở các giai đoạn 1791-1795, 1796-1802 mà lại đặt ở giai đoạn 1786-1790?

Đặt ở giai đoạn 1786-1790, cụ Nguyễn Du còn rất trẻ, sao Cụ lại có được sự lịch lãm như hiện thấy trong Truyện Kiều?

Chúng tôi đã kiểm tra lại, và xin trả lời như sau.

2. Không nên băn khoăn vì sao tên huý Lê Trịnh không lưu lại vết tích "gia dạng11. Các vết tích kị huý khác cũng đều đáng tin cậy cả


Muốn hết băn khoăn, theo ý chúng tôi, cần lưu ý 3 điểm.

a)Trước hết cần lưu ý đến kinh nghiệm của ngành kị huý học. Trường hợp kị huý về mặt chữ viết, điều cơ bản là nguyên tắc: phải dùng một tự dạng khác, phải né tránh nguyên dạng mà tên huý vốn có. Đó là nguyên tắc bất di bất dịch. Còn về biện pháp cụ thể (nên lược bỏ bớt nét? nên đảo vị trí các bộ phận của chữ? nên gia dạng với 3, 4 kí hiệu «« ? hay nên thay bằng chữ khác?) thì thường có hiện tượng tùy nghi: tuỳ cuốn, tuỳ người sao chép, tuỳ người biên tập để in ấn. Chứng cớ là khi kị huý theo các định lệ triều Nguyễn, bản Kiều Oánh Mậu (KOM) dùng biện pháp chủ yếu là lược bỏ bớt nét và đảo vị trí của bộ bên trải sang bên phải; bản Lâm Nọa Phu (LNP) lại rất coi trọng biện pháp thay chữ: thay TÔNG bằng TÔN, thay HỔNG (là “lớn”) bằng HỒNG (là “đỏ”) thay NGOẠI NHẬM bằng NGOẠI TỄ, thay CẢI NHẬM bằng CẢI ĐIỆU, thay THẬT bằng THIỆT, và thay THÌ bằng hơn 60 chữ khác nhau. Vậy rõ ràng là không thể dựa vào cách làm của bản này để nghi ngờ về cách làm của bản kia.

Hơn nữa, tuỳ nghi nhiều khi đi đến mức độ tuỳ tiện: cùng huý một chữ CHỦNG tên Gia Long cả, nhưng trong 7 câu bản Duy Minh Thị (DMT) dùng 6 kiểu kị huý khác nhau: thay bằng THÓI, CHÔN, HỆT, KHÉO, CHÚNG V.V.. Bốn bản miền Bắc là Liễu Văn Đường (LVĐ), Quan Văn Đường (QVĐ), Thịnh Mĩ Đường (TMĐ) và VNB - 60 cũng đều kị huý 6 kiểu khác nhau: thay bằng HẠI, bằng TẠC hoặc đổi bộ HOÀ bằng bộ NHÂN, bộ THỦ, bộ MỘC. Do đó dựa vào cứ liệu cụ thể của kiểu kị huý này để nghi ngờ về cứ liệu cụ thể của kiểu kị huý kia lại càng là điều không nên.

b)Như đã thấy, xét về mặt lí luận kị huý học, hoàn toàn không nên băn khoăn. Xét về các bản Kiều Nôm cổ lại càng không nên băn khoăn. Theo ý chúng tôi, các bản Kiều Nôm cổ thế kỉ 19 đều cùng có chung một phong cách kị huý rất rõ: không thích dùng biện pháp “gia dạng”. Hai chứng cớ:

Trong 175 câu có chữ huý triều Nguyễn, 6 bản không dùng gia dạng lần nào cả; bản DMT có dùng 3 lần, nhưng dùng 3 lần trên 175 câu là dùng với một tỉ lệ cực thấp: 3/175 - khoảng 1,7%! Nếu tính 3 trên tổng số chữ của 175 câu ấy thì tỉ lệ lại còn xuống thấp thêm 6, 7 lần nữa (< 0, 3 %)!

Năm 1825 Minh Mạng có ra lệnh rất nghiêm ngặt: phải gia dạng chữ ĐANG khi kị huý. Nhưng cả bàn DMT (biên tập trong khoảng 1825-1836), cà 4 bản miền Bắc (biên tập trong khoảng 1836-1840), có bản nào nghe theo đâu ! Phần lớn đều dùng biện pháp đổi ĐANG thành ĐĂNG, hoặc đôi khi đổi thành một chữ khác.

Việc loại bỏ hẳn, không dùng phép gia dạng trong 6 bản cũng như việc dùng gia dạng chỉ ở 1 bản, và dùng với tỉ lệ rất thấp (chỉ khoảng <0,3% như đã nói) chứng tỏ rằng ‘‘tránh gia dạng” là một phong cách chung của các bản Kiều Nôm cổ. Có lẽ đó không phải là một phong cách ngẫu nhiên nảy sinh đồng thời cả trong Nam, cả ở Huế, cả ngoài Bắc. Mà chắc đó là một phong cách vốn đã tiếp thu được từ một vài bản gốc sao chép đầu đời Gia Long. Nhưng những người sao chép đầu đời Gia Long là ai? Chắc cũng như chính tác giả Nguyễn Du, họ đều là những người đã từng học hành, thi cử trong những thập niên cuối thế kỉ 18 cả. Rất có thể, ngay hồi ấy, khi kị huỷ vua Lê, chúa Trịnh họ đã có thói quen không thích dừng lối gia dạng rồi. Họ kị huý theo những tiền lệ khác đã có ở thế kỉ 18: họ viết bỏ bớt nét như kiểu bỏ bớt nét trong chữ ĐIỆU, họ thav bộ này bằng bộ nọ như kiểu thay bộ THỊ bằng bộ MỊCH trong tên KÌ của Lê Thần Tông, họ đổi chữ huý sang chữ khác như kiểu đổi chữ ĐỀ (trong “đề cao”) thành chữ ĐỀ (trong "đề mục") ở chức danh ĐỀ ĐIỆU. Những lối kị huý này đều hoàn toàn có giá trị, chúng không có gì thua kém lối gia dạng.

c) Cuối cùng, cũng cần lưu ý thêm một điều nữa: loại chữ gia dạng, có dùng3, 4 kí kiệu «< ờ đầu chữ là loại chữ rất khó khắc in nhưng rất dễ phát hiện, vì chúng quá khác các chữ Hán Nôm thông thường. Nếu giả dụ có một bản Kiều thể kỉ 18 nào đỏ có dùng biện pháp gia dạng đi nữa, thì số lượng chắc cũng khoảng chì đôi ba chữ, vì tỉ lệ 0,3 % triều Nguyễn cho thấy thế. Với số lượng ít như vậy, và với khả năng dễ phát hiện như vậy, đến triều Tâv Sơn và triều Nguyễn, sau khi cố chủ trương phải xoá bỏ các chữ kị huý cũ của Lê Trịnh.

Thử hỏi làm sao còn có thể tìm ra được những vết tích của lối kị huý theo gia dạng! Tóm lại, không nên băn khoăn nghi ngờ vì chuyện thiếu vết tích lối gia dạng2. Trong khi đó, như trên vừa nói, vết tích của những lối kị huý khác thì lại đều có lai lịch hoàn toàn đáng tin cậy cả.

Tóm lại, xét mặt lí luận cũng như xét mặt thực tiễn, chuyện anh em nghi ngờ là chuyện có thể giải thích được.

3. Có thể vạch ra được sự khác nhau giữa các vết tích kị huý Lê Trịnh và các lối viết sai sót, tuỳ tiện thường gặp trong các bản Nôm

a) Đúng là trong các bản Nôm thường rất hay gặp những chuyện sai sót, tùy tiện, thiếu chuẩn mực như: */ in ấn mất nét này nét nọ, nhầm lẫn bộ này sang bộ khác; **/ viết tuỳ tiện, như chữ NGƯỜI khi để bộ NHÂN bên trái, khi viết chữ NHÂN bên phải, chữ MỘT khi viết MỘT, khi viết MỆT; chữ Hán Việt khi viết đúng tự dạng, khi thay bằng chữ đồng âm; chữ Nôm khi viết theo lối hình thanh, khi viết theo lối giả tá; ***/ sao chép có khi tôn trọng bản cổ, có khi tự ý gia thêm đính ngoa, nhuận sắc V.V..

Thật là dễ nhầm với các biện pháp kị huý!

Nhưng xét kĩ chúng ta thấy:

*/ Những sai sót đẻ ra do kĩ thuật in ấn đều là những sai sót ngẫu nhiên, đơn nhất; các lối bớt nét, đổi bộ để kị huý lại đều là những việc làm có dụng ý, chúng thường được thực hiện lặp đi lặp lại một cách đều đặn, nhất quán.

**/ Những lối viết tuỳ tiện thường đều theo thói quen, không có lí do; những lối chọn tự dạng này hay tự dạng khác để kị huý thường có mục đích rõ ràng;

***/ Lối đính ngoa nhuận sắc nhằm mục đích cải tiến văn bản, làm cho văn bản đúng hơn, hay hơn; lối thay chữ để kị huý lại nhằm mục đích kiêng kị, để tránh phạm pháp: sự chọn chữ có thể gượng ép, trái nghệ thuật, làm cho văn bản bị hạ thấp về mặt chất lượng.

Tất nhiên đó chỉ là những kinh nghiệm rất chung chung, phải đi vào từng trường hợp cụ thể để suy gẫm, cân nhắc. Hơn nữa, đối với những trường hợp chỉ còn lại vết tích thì lại càng phải thận trọng hơn nữa.

b)Với tinh thần gắng thận trọng như vậy, chúng tôi đã đặc biệt lưu ý đến các trường hợp tuỳ tiện in chép sai mà hình thức trông lại rất giống với kị huý: trường hợp vừa có sự thay đổi về tự dạng, vừa có hiện tượng thay thế chữ này sang chữ nọ. Chúng tôi đã làm 2 thí nghiệm để kiểm tra.

Kiểm tra trên 15 chữ huý của triều Trần. Truyện Kiều chắc chắn không kị huý triều Trần. Nếu kiểm tra trên 15 chữ đó mà thấy có hiện tượng giống như kị huý thì có được những dẫn chứng đáng tin cậy về sự tùy tiện in chép sai trong các bản Nôm. Và có thể tính được tỉ lệ của những dẫn chứng ấy.

Kiểm tra trên ca sở hai câu 2507, 2508:

Hồ cồng quyết kế thừa cơ
Lé tiên, binh hậu, khắc cờ tập công

Các tên huý nói chung đều là tiếng Hán Việt. Trong Truyện Kiều hai câu này cũng đều dùng toàn tiếng Hán Việt, rất tiện cho việc kiểm tra. Ở hai câu này cũng tìm những dẫn chứng và tính ti ỉệ các dẫn chứng như trong thí nghiệm trên. Kết quả cho thấy như sau:

Trong 15 chữ huý triều Trần cỏ 2 chữ giống như kị huý (có đồng thời cả biến đổi tự dạng cả hiện tượng thay bằng chữ khác): đó là hai chữ CHÂU và THẤP:

CHÂU biến đổi tự dạng như ở câu 104, bản DMT; ở câu 2627, bản LVĐ; và thay CHÌM CHÂU bằng ĐÁY SÂU như ở câu 2987, bản DMT.

THẤP biến đổi tự dạng ở rất nhiều câu và thay THẤP THOÁNG bằng THOÁNG CÁNH ở câu 1048 bản DMT.

Tỉ lệ sai sót, tùy tiện: 2/15 chữ — 13,3 %.

Trong 14 chữ Hán Việt của hai câu 2507, 2508 chỉ có 1 chữ giống kị huý: đó là chữ LỄ.

LẼ sai tự dạng cũng ở nhiều câu (như ở 4 câu 445, 1465, 2459, 2508 bản DMT) và bị thay bằng CŨNG ở câu 2474 bản LVĐ, bản QVĐ

Tỉ lệ sai sót, tùy tiện: 1/14 chữ ~ 7,1 %

Ti lệ sai sót trung bình: 13,3% + 7,1 % chia 2 thành: 10,2%

c) Sau khi có được tỉ lệ sai sốt trung bình như vậy, chúng ta hãy thử quay trở lại kiểm tra về 25 chữ đáng lưu ý trong các tên huý của Lê Trịnh. Kết quả cho thấy: có 13 chữ (bao gồm 5 chữ huý các vua Thế Tôn, Thần Tôn, Gia Tôn, Hiển Tôn, Chiêu Thống; 5 chữ huý các chúa Trịnh Tráng, Trịnh Tạc, Trịnh Giang, Trịnh Doanh, Trịnh Đồng; và 3 chữ ÁNG, KIM, ĐIỆU) có đủ đồng thời cả 2 hiện tượng thay đổì tự dạng và thay bằng chữ khác. Tỉ lệ tính ra là: 13/25 — 5 2%! Có thể đưa ra 3 nhận xét:

Tỉ lệ cao hơn hẳn tỉ lệ sai sót trung bình: vậy rõ ràng có hiện tượng kị huý.

Nếu trừ tỉ lệ sai sót trung bình ta có: 52% - 10, 2 % « 41» 8%. Con số 41,8% của 25 chữ tương đương với 10,45 chữ. Vậy ít nhất là có 10 hay 11 chữ thuộc diện kị huý.

Vấn đề bây giờ là cân nhắc kĩ trong danh sách 13 chữ trên để chọn ra 10, 11 chữ dễ dàng được mọi người thừa nhận. Đó là làm theo lối nhất nhất đi theo kết quả của toán học. Trong thực tế, nếu dựa vào sự phân tích của ngành kị huý học, số lượng các chữ kị huý có thể còn cao hơn, vì tỉ lệ sai sót ngẫu nhiên có thể thấp hơn, hoặc (biết đâu!) cũng có thể hoàn toàn bằng không (= 0).

4. Chắc Truyện Kiều được cơ bản hoàn thành trong khoảng 1786 - 1790

a)Tiểu sử cụ Nguyễn Du cho thấy: trong khoảng 5 năm 1786-1790, nhất là trong 4 năm sau, Cụ chủ yếu về ở quê vợ, tại tỉnh Thái Bình, không tham gia bất cứ một hoạt động chính trị nào. Nhiều sách nói Cụ có ý định chạy theo vua Chiêu Thống, nhưng trong thực tế Cụ không theo. Cụ không đứng về phía tích cực chống Tây Sơn như tham tri Nguyễn Hữu Trạc (uống thuốc độc tự tử), như Phạm Nguyễn Du (trốn vào núi) hay như Trần Danh Bình (không chịu đeo tín bài mới); mà Cụ cũng không tích cực đứng về phía ủng hộ triều đại mới như Ngô Thời Nhậm, Phan Huy Ích hay như anh ruột Cụ là Nguyễn Nễ và anh vợ Cụ là Đoàn Nguyễn Tuấn. Ngay khi hai ông anh này lần lượt lên đường đi sứ nhà Thanh, cũng không thấy Cụ lên đưa tiễn hay làm thơ tiễn biệt. Chắc Cụ đang để toàn tâm toàn ý vào việc hoàn thành cơ bản bản diễn âm Truyện Kiều.

b)Trong khoảng 1791 - 1795 thì trái lại: năm 1791, nhận thư ông anh Nguvễn Nễ vừa đi sứ về trách Cụ "không có tài giao thiệp với đời”, Cụ đã gắng lên Thăng Long dự bữa tiệc có hát cô đầu, đưa anh lên đường vào Phú Xuân làm quan. Khoảng 20 năm sau (năm 1813), Cụ viết bài Long thành cầm giả ca nhắc lại chuyện này. Đọc bài này chúng ta thấy rõ lòng trắc ẩn của Cụ đối với lớp người làm nghề kĩ nữ. Chắc khi lên thăm anh Cụ vừa hoàn tất việc viết về cuộc đời của nàng Kiều, ngồi nghe hát Cụ động lòng nên mới nhớ kĩ suốt đến hơn 20 năm sau như vậy.

Năm 1793 Cụ còn rảnh rang lên đường vào tận Phú Xuân thăm anh. Chính ông anh Nguyễn Nễ có làm 5 bài thơ ghi chép yề việc này, như bài Tiễn em là Tố Như tử từ kinh đô Phủ Xuân trở về Bắc.

Năm 1794 ông anh rể Đoàn Nguyễn Tuấn cũng được lệnh triệu vào Phú Xuân. Ông làm thơ xướng hoạ với bạn bè, cụ Nguyễn Du cũng có tham gia hoạ lại. Rồi Cụ còn làm thêm thơ gửi tiếp cho Đoàn Nguyễn Tuấn, than thở cho anh vợ về chuyện phải “bôn tẩu đến tận cuối chốn phong trần, chỉ vì một chức quan nhỏ”. Ông anh ruột Nguyễn Nễ được cử vào Qui Nhơn, Cụ lại “nhớ anh”, làm thơ lo cho anh “ban đêm phải vượt đèo Hải Vân, đá dựng lởm chởm”.

Rõ ràng Truyện Kiều có cơ bản hoàn thành trong giai đoạn trước thì giai đoạn này Cụ mới tương đối rảnh rang để làm thơ, để dự tiệc, nghe hát cô đầu, để theo dõi tin tức các anh, và nhất là để quyết định dám làm một chuyến lên đường đi xa vào Nam, đến tận thủ đô nhà Tây Sơn. Và, theo cụ Hoàng Xuân Hãn, cũng chính trong giai đoạn này Cụ mới rảnh rang có thì giờ để có thể có quan hệ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương được.

c)Còn nếu đặt việc hoàn thành cơ bản Truyện Kiều vào giai đoạn Cụ đã trở về quê nội ở Tiên Điền (1796-1802) thì cũng có hai chuyện không thật hợp lí.

Sử sách cho biết năm 1796 cụ Nguyễn Du có ý định lên đường vào Nam giúp Nguyễn Ánh, việc bại lộ, Cụ bị tướng Tây Sơn là Nguyễn Thận bắt giam 10 tuần. Có ý định ấy chắc là do chuyện sáng tác Truyện Kiều đã cơ bản hoàn thành, có thể rảnh rang để hoạt động chính trị. Nếu Truyện Kiều chưa viết xong thì lẽ nào Cụ lại bỏ chuyện Cụ sở trường, và Cụ đã ôm ấp từ lâu để đi làm chuyện Cụ sở đoản, đầy mạo hiểm ấy !

 Ai cũng biết Truyện Kiều đã được Vũ Trinh đọc và có viết lời bình.

Cụ Hoàng Xuân Hãn cho rằng chuyện đó “có phần chắc là đời Tây Sơn”. Đúng vậy, tiểu sử Vũ Trinh cho biết: năm 1787, khi Lê Chiêu Thống chạy sang Kinh Bắc, cha con ông Vũ Trinh dốc hết sản nghiệp ra giúp việc quân. Năm 1789, khi Lê Chiêu Thống chạy sang Trung Quốc, ông không theo kịp, về ẩn ở làng cho đến tận năm 1802. Nếu cụ Nguyễn Du đến cuối giai đoạn ở Tiên Điền mới cơ bản hoàn thành Truyện Kiều thì từ làng Xuân Lan (nay thuộc Hà Bắc) của mình, Vũ Trinh cũng khó có điều kiện để tiếp xúc và viết lời bình luận. Trải lại, nếu giả thuyết Truyện Kiều đã cơ bản diễn âm xong thời cụ Nguyễn Du còn ở Thái Bình thì việc đi lại thuận tiện, việc trao đổi tác phẩm cho nhau xem, và việc cùng nhau đàm luận về tác phẩm rõ ràng có điều kiện dễ thực hiện hơn nhiều.

d)Tóm lại, việc chúng tôi và Tiến sĩ Ngô Đức Thọ dựa vào cứ liệu chữ huý cuối đời Lê Trịnh, chủ trươngTruyện Kiều được cơ bản hoàn thành trong khoảng 1786-1790 là một việc làm được khá nhiều tư liệu khác ủng hộ4.

5. Trẻ tuổi nhưng vấn có thể rất lịch lãm

Về câu nghi vấn cuối cùng, thiết nghĩ cũng không nên nói lí luận dài dòng làm gì. Thông thường người ta quả hay nói rằng người già thì hay lịch lãm. Nhưng sự lịch lãm đâu có nhất thiết phải gắn với tuổi già! Đọc Vũ Trọng Phụng ai mà không tin rằng đó là một nhà văn am hiểu mọi tầng lớp xã hội đến tận từng kẻ tóc chân tơ, biết dù mọi ngõ ngách, mọi mánh khoé, của cuộc đời... thế nhưng khi mất nhà văn vẫn chưa đến tuổi 30. Nhà văn Sô-lô-khốp của Liên Xô cũng vậy. Khi viết về vùng sông Đông, ông vừa ngoài 20 tuổi. Nhưng sự lịch lãm của ông, sự hiểu biết của ông thì phải nói là phi thường. Phi thường đến mức độ đã có những người ngờ vực ông, tưởng ông lấy tác phảm của người khác rồi tự nhận làm của mình. May rằng sự việc trắng đen rồi cuối cùng cùng rõ, và ông đã được nhận giải thường Nobel!

Tóm lại, với các vết tích kị huý cũ thời Lê Trịnh mà các bản Kiều Nôm cổ còn may mắn lưu lại được cho chúng ta, chúng ta thấy hình như các vấn đề lưu cữu xưa nay của Truyện Kiều đều đã được phần nào giải quyết. Mà giải quyết  có vẻ ổn thoả,có vẻ hợp tình hợp lí cả. Hi vọng rằng các cứ liệu khác hiện đang còn lại, nhất là đang còn lại trong các bản nổi tiếng như bản Duy Minh Thị, hoặc như bản Liễu Văn Đường sẽ được lần lượt khai thác tiếp. Có đi vào các văn bản cổ nhất, quan trọng nhất và đi thật chi li vào cả các bản cổ khác nữa thì ngành Kiều học mới mong có khá năng mở nhanh sang những trang mới được.

Không rõ dựa trên cơ sở nào  cụ Hoàng Xuân Hãn còn nói đến chuyện Truyện Kiều đã được đưa cho Lê Quýnh xem. Nếu chuyện đó có thực thì Lê Quýnh chỉ có thế xem trong khoảng 1787-1788, vì khi Lê Chiêu Thống bỏ chạy, Lê Quýnh đã chạy theo .Năm 1804 Lê Quýnh mới được trở về nước, nhưng về đến nơi thì chết ngay (1805).


TÌM THẤY GIA HÚY NGUYỄN DU TRONG BẢN KIỀU NÔM DUY MINH THỊ 1872

                                                                                                                                          PGS.TS NGÔ ĐỨC THỌ


Việc nghiên cứu Nguyễn Du và Truyện Kiều đang có những tiến triển mới. Nxb Đại học quốc gia, Nxb Văn học liên tiếp xuất bản hai công trình của Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn nghiên cứu phiên âm chú giải công bố " bản Kiều Nôm Duy Minh Thị khắc in năm Tự Đức (1872)1. Sau đó, căn cứ vào các cứ liệu văn bản, GS Nguyễn (hiện ở Nga) có bài đăng trên các báo trong nước tiếp tục nhận xét các khả năng Truyện Kiều được sáng tác trước thời Gia Long, hoặc cụ thể vào thời Lê Trịnh2- Mới đây, trong dịp Tết Ất Dậu, GS Nguyễn và tôi liên tục có nhiều cuộc trao đổi qua lại bằng email. và kết quả là chúng tôi đã có một kết luận khá xác định về thời điểm sáng tác của Truyện Kiều.3

GS Hoàng Xuân Hãn trước đây, trong một bài phỏng vấn cho biết GS từng gặp cụ nghè Nguyễn Mai cháu xa đời của Nguyễn Du, được vị này cho biết: Nguyễn Du có người chú là Nguyễn Trọng, trong họ kiêng chữ Trọng, đọc chệch là Trượng, cho nên Truyện Kiều mới có câu: “Mà lòng trượng nghĩa khinh tài biết bao”4

Trong sách cùng như các bài đã viết, GS Nguyễn đã nói đến gợi ý của cụ Hãn về việc kiêng huý ở từ trọng nghĩa. Nhưng đó chỉ mới là thông tin có ý nghĩa từ vựng giúp chúng ta hiểu tại sao lại có từ trượng nghĩa trong Truyện Kiều, nhưng nó chưa tham gia được vào hệ thống các cứ liệu có khả năng xác định thời gian tạo thành văn bản. Tuy đã biết như vậy, nhưng chúng tôi đã không ngờ đến một khả năng đã đến trong đợt cùng cộng tác nghiên cứu vừa qua.

Vào một thời điểm trong quá trình nghiên cứu nói trên, tôi và GS Nguyễn nẩy ra ý nghĩ: Bản Duy Minh Thị đã bảo lưu các chữ phải kỵ huý đời Gia Long và có dấu vết các chữ kiêng huý thời Lê Trịnh, vậy cũng cần phải xem chữ Trọng trong bản Duy Minh Thị có thể hiện kiêng huý hay không? Kết quả khảo sát như sau:

Bản DMT có tất cả 12 chữ  đọc với 2 âm Trọng (9 chữ ) và Trùng (3 chữ). Ngoài ra còn có 1 chữ lường (nôm) dùng chữ Hán lượng 15 để ghi, nhưng khắc in nhầm thành chữ trọng (câu 1968). Kể cả câu "... mà lòng trượng nghĩa khinh tài xiết bao” (câu 310), tất cả có 13 từ Trọng, liệt kê như sau:

Bên phải bảng trên chúng tôi can chữ Trọng trong Khang Hi tự điển (1) và chữ Trọng trong vi tính để tiện so sánh. Đồng thời cũng dẫn các mẫu chữ Trọng trong các sách in ván gỗ của Việt Nam. Chẳng hạn chọn tình cờ 1 chữ Trọng trong sách Nam Sơn tùng thoại (của Nguyễn Đức Đạt, in năm 1880) (3); hoặc lấy chính chữ Trọng trong các bản Kiều Nôm in sớm hơn như bản Liễu Văn Đường 1866 mới phát hiện, câu 562 (4) và 1 chữ ở bản Liễu Văn Đường năm 1871, câu 19 (5).

Qua các mẫu chữ đã dẫn trên, có thể nhận ra chữ “trọng/ trùng” này dù là in hay viết tay, của Trung Quốc hay Việt Nam, ở bộ thủ chữ lý ,của chữ điền bao giờ cũng có một khoảng cách rõ rệt có thể nhận rõ chữ thổ đặt dưới cùng (6). Đặc điểm văn tự học đó đòi hỏi hai nét sổ dọc hai bên vai chữ điền không bao giờ kéo dài thòi sát xuống ngang trên của chữ thổ. Phá cách ở đặc điểm đó tức là phá cách ở chỗ quan trọng nhất về cấu hình của toàn chữ.

Bây giò chúng ta quan sát và nhận xét lần lượt các chữ trọng/ trùng trong bản DMT mà chúng tôi tách ảnh để đặc tả như sau (Xem bảng trang sau):

Chúng ta sè không nhận xét gì đối với hai chữ số 3 và số 8 vì trên bản sách in ra nó quá mờ mòn. Cả chữ số 3 quan trọng nhất ở câu 310 Trọng nghĩa thay bằng Trượng nghĩa đã nói trên. Chỉ cần nói thêm

thay hẳn bằng cách dùng một chữ khác là biện pháp quan trọng nhất của phép kị huý, mục đích là không để từ cần kiêng huý xuất hiện cả bằng chữ viết và âm  đọc.Còn lại 9 chữ, đủ nhiều cho chúng ta quan sát: các số 1, 2, 4, 5, 6, 7,10 , 11,12, 13.

Trước hết, xem qua một lượt cả 9 chữ kê ở bảng bên, chúng ta đều có thể thấy rõ hai nét sổ hai bên vai chữ điền đều được viết kéo dài đến sát gạch ngang trên của chữ thổ. Trong thao tác thực tế, chữ điền viết như thế là rất không quen tay, khó có khả năng có thể coi là nhầm lẫn hoặc vô tình viết thành như thế (với cả 9 chữ). Người ta chỉ viết và khắc in như vậy khi có một chủ ý rõ ràng muôn tạo sự khác biệt với cách viết thông thường.

Để tăng thêm hiệu quả thể hiện, hoặc cho rằng chỉ kéo dài hai nét sổ ỏ hai vai chưa đủ gây chú ý, cả 9 chữ trên còn có dụng ý kéo dài thêm nét ngang trên của chữ thổ cho dài hẳn thòi hai đầu ra ngoài (trong khi đó ỏ hai chữ mẫu đã dẫn trên ta thấy nét ngang này chỉ dài bằng hoặc ngắn hơn đáy chữ điền)

- Để tăng thêm sự đặc biệt gây chú ý hơn nữa, người biên tập còn chọn một chữ để thể hiện một cách đặc biệt hơn nữa. Đó là chữ số 2 (ở câu 148: “Họ kim tên Trọng...”. Một sự tình cờ có ý nghĩa: Tên của Kim Trọng trùng chữ trùng âm với tên chú của Nguyễn Du). Chúng ta sẽ quan sát kĩ chữ Trọng số 2 (câu 148) này:

a- Nét sổ vai phải chữ điền được cố ý viết không phải là một nét sổ thẳng mà là một nét cong

lượn sóng - có thế nói là vẽ, vì trong các nét bút cơ bản của chữ Hán không cổ một nét viết cong nào như thế!

Qua phóng ảnh ở cột bên chúng ta có thể thấy Kỳ công hơn buớc nữa, thợ in - theo đúng ý biên tập của Duy Minh Thị - đã khắc in chữ Trọng có đến 3 đặc điểm sau đây:

b- Nét sổ ở vai trái cong ít hơn, nhưng vẩy thêm một nét phiết hơi cong lên ở phần cuối.

c- Không viết đầy đủ nét ngang ỏ đáy chữ điền mà thể hiện bằng hai nốt rất ngắn tựa như hai dấu chấm .

Cùng lúc có đến 4 đặc điểm như trên, chữ TRỌNG (số 3) này đã tự thể hiện nó là một chữ đặc biệt nhất trong số 9 chữ (đã dẫn trên) nói chung đều có đặc điểm khác thường. Cách viết đặc biệt, khác thường với nhiều đặc điểm như đã nêu trên có tác dụng làm biến dạng chính tự là chữ Trọng. Nhưng biến dạng đó vẫn còn trong biên độ cho phép để vừa đủ thể hiện sự khác lạ nhưng vẫn duy trì được sự liên tưỏng chính tự chữ Trọng. Đó chính là điều thú vị của phương pháp làm biến dạng chính tự để thể hiện kiêng huý: nó vừa không phải là chính tự lại vừa là kí hiệu liên hệ với chính tự.

Nói tóm lại, cả 9 chữ Trọng (đã dẫn) trong bản DMT đều được khắc in một cách đặc biệt mà chữ ở câu 148 là đặc biệt nhất với mục đích thể hiện gia huý của gia đình Nguyễn Du. Chữ cần kiêng huý ở đây chính là chữ Trọng, tên huý của người chú của nhà thơ5. Chữ Trọng viết kiêng huý như đã mô tả trên đây vì vậy còn được xếp vào một loại văn tự mà khoa văn bản học gọi là những chữ bí mật (Cryptoro-graphie) vì chỉ những người trong gia đình (như ông nghè Nguyễn Mai (đã dẫn trên) mới biết được.

Nghiên cứu tiểu sử Nguyễn Du, chúng ta biết thân phụ Nguyễn Du là Xuân quận công Nguyễn Nghiễm mất tháng 11 năm Cảnh Hưng Ất Mùi (12-1775). Nhà thơ của chúng ta khi ấy mới 20 tuổi - có thể nói là mồ côi cha từ lúc còn rất trẻ. Tục lệ ta có câu “cha chết còn chú", người chú Nguyễn Trọng của Nguyễn Du như vậy có một vị trí quan trọng đối với nhà thơ của chúng ta. Do đó trong lời ăn tiếng nói hàng ngày tiếng Trọng phải chuyển thành Trượng (như trọng > trượng, câu 310), còn văn thơ giấy tờ gặp chữ Trọng dù viết bằng kiểu gì cũng phải tỏ ý kiêng huý như chúng ta đã thấy qua 9 chữ Trọng mà chúng tôi đã khảo tả trên đây.

Với việc phát hiện gia huý chữ Trọng của gia đình Nguyễn Du qua cách viết đã được khắc in một cách rất đặc biệt, chúng ta có thể xác định được một điều chắc chắn: bản DMT cổ nguồn gốc truyển bản từ một bản thảo của gia đình Nguyễn Du. Đây cũng là đặc điểm duy nhất và đáng quý nhất của bản DMT mà không một bản Kiểu Nôm nào khác hiện đã biết có được. Các cứ liệu gia huý chữ Trọng này đồng thời là một cứ liệu khá căn bản góp phần xác định thời điểm sáng tác cùa Truyện Kiểu vào đời Lê Chiêu Thống, vào khoảng các nam 1786 đến năm 1790 như chúng tôì mới sơ bộ kết quả nghiên cứu gần đây.