Đền thờ Lam khê hầu Nguyễn Trọng, một trong điểm tham quan của khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn -Tiên Điền còn lưu giữ một số hiện vật độc đáo. Đó là những hiện vật bằng đá mà theo truyền ngôn nó được đặt làm tại Phúc Kiến (Trung Quốc) chuyển về trong thời gian Nguyễn Trọng làm Thừa chính sự xứ Lạng Sơn.

 

Đền thờ Lam khê hầu Nguyễn Trọng


Nguyễn Trọng có tên tục là Kỳ, tự Thúc Hữu, sinh năm Canh Dần (1710) là con thứ 3 của Lĩnh Nam công Nguyễn Quỳnh. Đậu cử nhân năm 1732, làm đến chức Thừa chính sự xứ Lạng Sơn, rồi Tham đốc Võ Huân tướng quân thần võ tứ vệ, được ban tước Lam Khê hầu. Năm 1771, ông rời chốn quan trường về nghỉ ở quê, sau đó mở lớp dạy học cho nhân dân trong vùng và làm nghề bốc thuôc bắc cứu người.


Khi còn sống ông thường giúp dân làng tiền gạo, thuốc chữa bệnh, người làng cảm ơn lập sinh từ cho ông để đến ngày sinh nhật, ngày tết người dân về đây thiết lễ. Ông mất vào ngày 3 tháng 6 năm Kỷ Dậu (1789). Sinh từ trở thành nơi thờ tự của ông.


Đền thờ ông còn lưu giữ một số hiện vật độc đáo. Theo truyền ngôn, đó là những hiện vật được ông đặt làm tại Phúc Kiến (Trung Quốc) và chuyển về khi đang làm Thừa chính sự xứ Lạng Sơn.

 

Tượng voi và quan hầu
 


Tượng sư tử vờn cầu


Tượng sư tử mẹ và sư tử con vờn cầu
 


Bia "Gia huấn"


Theo các nhà nghiên cứu chuyên ngành, đây là những hiện vật quí trong số những hiện vật liên quan đến các nhân vật lịch sử của dòng họ Nguyễn - Tiên Điền còn được bảo lưu.