nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Hà Tĩnh: Phát hiện thêm một số đạo sắc phong thần cho Lý Thái úy Tô Hiến Thành.


Ngày 20/12, nhóm nghiên cứu Trung tâm dữ liệu di sản văn hóa Ban quản lý di tích Nguyễn Du phát hiện thêm một số đạo sắc phong thần cho Lý Thái úy Thái Úy Tô Hiến Thành cùng một số văn tự cổ của triều Nguyễn được bảo lưu tại nhà thờ họ Tô thuộc làng Cường Thịnh, xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân.    
 

Đạo sắc có niên Đại Thiệu Trị năm thứ 3 (1843)

 
Các đạo sắc được phát hiện có niên đại dưới triều vua: Thiệu trị năm thứ 3 (1843), Tự Đức năm thứ 3 (1850), Tự Đức năm thứ 33 (1880), Thành Thái năm thứ 2 (1890),Thành Thái năm thứ 3 (1891) và niên đại Khải Định năm thứ 8 (1923). Các đạo sắc trên đều phong thần cho Lý Thái úy Tô Đại Liêu và đạo sắc Khải Định năm thứ 8 phong cho ông  đến Thượng đẳng thần, đồng thời  giao cho xã Cương Đoán huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh (nay là địa danh thôn Cường Thịnh, xã Xuân Liên) phụng thờ nhân vật lịch sử vương triều nhà Lý - Lý thái úy Tô Đại Liêu.
 

Khán thờ - Bài vị (Thủy tổ tiền võ công ...Tô Đại Liêu phủ quân)

 
Lý Thái úy Tô Đại Liêu là nhân vật lịch sử Tô Hiến Thành, quê ở làng Hạ Mỗ, huyên Ô Diên (nay là thôn Hạ Mỗ, xã Hồng Thái, huyện Đan Phượng, Hà Tây, Hà Nội). Ông đỗ Thái học sinh khoa Mậu Ngọ (1138), sống và làm quan dưới triều vua Lý Anh Tông (1133 - 1174) và Lý Cao Tông (1175 - 1209). Ông đã có công lớn trong việc tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày nay. Tô Hiến Thành được ghi vào trang sử là nhân vật lịch sử văn võ song toàn, một danh nhân kiệt xuất về chính trị, quân sự, văn hóa của dân tộc Việt Nam dưới vương triều nhà Lý.
 

Văn bản hành chính triều nguyễn niên hiệu Bảo Đại năm thứ 15 (1940)

 
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn phát hiện thêm tại nhà thờ họ Tô còn lưu giữ thêm một số văn bản hành chính của triều đình nhà Nguyễn (Thành Thái năm thứ 10 - 1898; Thành Thái năm thứ 12-1900); Bảo Đại năm thứ 5- 1930; Bảo Đại năm thứ 11- 1936; Bảo Đại năm thứ 14 - 1939; Bảo Đại năm thứ 15 - 1940).
 
Con dấu chính quyền Hà Tĩnh thời Pháp bảo hộ năm 1940
 
Đặc biệt trong nhóm văn bản hành chính này, văn bản niên đại Bảo Đại năm thứ 14 có dấu của chính quyền Hà Tĩnh dưới thời Pháp bảo hộ năm 1940  là một văn bản cổ hành chính  triều Nguyễn dưới sự bản hộ của Pháp có con dấu rõ nét hiếm được tìm thấy trên địa bàn Hà Tĩnh.
 
Nhóm nghiên cứu Trung tâm dữ liệu di sản văn hóa Ban quản lý di tích Nguyễn Du đang tiếp tục nghiên cứu  văn bản vừa  phát hiện trên và  mở rộng  tìm hiểu văn bản cổ  còn dược lưu giữ trên địa bàn huyện Nghi Xuân.
 
 
Bách Khoa

Tin tức sự kiện
Trung Quốc khai quật mộ bà của Tần Thủy Hoàng Sáng nay (12-9), UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức góp ý Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Di tích quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du. Đồng chí Nguyễn Thiện - Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp. Quyết định số 2542/QĐ-TTg ngày 20/12/2013 của Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Nguyễn Du với mục tiêu trọng tâm là xây dựng Khu lưu niệm Nguyễn Du thành trung tâm văn hóa du lịch quốc gia. Công ty cổ phần mỹ thuật và xây dựng Việt Nam là đơn vị tư vấn nghiên cứu, xây dựng quy hoạch. Phạm vị nghiên cứu quy hoạch gồm 340 ha thuộc địa phận xã Tiên Điền, một phần thị trấn Nghi Xuân. trong đó diện tích bảo tồn, phát huy giá trị của khu di tích quốc gia đặc biệt có khoảng 50ha. Quy hoạch hình thành 4 khu chức năng chính: 1. Khu lưu niệm, quảng trường Tố Như, không gian thơ ca Nguyễn Du: là khu vực không gian quảng trường lễ hội, không gian trưng bày, diễn xướng ngữ văn dân gian làng Tiên Điền, không gian tham quan và du lịch chủ đề. 2. Không gian văn hóa truyền thống Tiên Điền, Nghi Xuân và Trung tâm diễn giải du lịch văn hóa lịch sử gắn với giá trị thơ ca và cuộc đời Đại thi hào Nguyễn Du; 3. Không gian Nguyễn Du: giới thiệu minh họa, thuyết minh về cuộc đời của Đại thi hào, gia tộc, thân thế, sự nghiệp và tha m quan tìm hiểu về lịch sử thời đại Nguyễn Du (150 năm cuối thời kỳ trung đại lịch sử Việt Nam từ Nguyễn Nghiễm đến Nguyễn Công Trứ) 4. Không gian phong cảnh tưởng niệm và mộ Đại thi hào Nguyễn Du. Ngoài ra quy hoạch còn có 2 trung tâm dịch vụ du lịch văn hóa: Trung tâm dịch vụ du lịch - điều hành; Trung tâm giới thiệu sản vật địa phương và nghề truyền thống “Tiểu triều đình”. Sau khi đơn vị tư vấn báo cáo nội dung quy hoạch đã có nhiều ý kiến góp ý làm đề nghị rõ về chức năng của các khu chính, sự liên hoàn giữa các phân khu với nhau, tính thực tế và khoa học, diện tich nghiên cứu quy hoạch và diện tích triển khai thực hiện... cần quan tâm đến môi trường sinh thái, tính dân sinh, giao thông, thoát nước phù hợp với điều kiện thức tế của địa phương. Chú trọng tới khu vườn cũ của Đại thi hào Nguyễn Du, Nhà bảo tàng Nguyễn Du, phục dựng một số điểm di tích liên quan văn hóa cộng đồng làng. Kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Thiện - PCT thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp cơ bản thống nhất với quy hoạch được báo cáo và đê hoàn thiện quy hoạch đ/c PCT tỉnh đề nghị đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến, tiếp tục nghiên cứu để quy hoạch đảm bảo tính khoa học, tính khả thi xứng tầm với Đại thi hào Nguyễn Du - Danh nhân văn hóa Thế giới, sớm hoàn thiện trình lấy ý kiến của các ngành liên quan trước khi hoàn chỉnh quy hoạch trình chính phủ phê duyệt. Bách Khoa

Audio Guide

nguyendu.d.webcom.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website