Vấn đề trung tâm của đề tài này là tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết từ một góc độ cụ thể: đạo lý như là tư tưởng thẩm mỹ chỉ đạo sáng tác — trong một mối quan hệ so sánh cụ thể: của tác giả dân gian trong truyện cổ tích và của Nguyễn Du trong truyện Kiều. Thực ra đây là một mối liên hệ chìm, ít có dấu hiệu trực tiếp nhất (khác với các mối quan hệ ảnh hưởng có tính chất lôgic hình thức) và không kém phần phức tạp (giữa một bên là đạo lý hồn nhiên mang tính chất nguyên và một bên khác là sự pha tạp, đồng hóa đối kháng lẫn nhau giữa nhiều nguồn ảnh hưởng).
Thiện ý bài viết là bước đầu xác lập sự tiếp nhận (chứ không chỉ là mô tả) của trào lưu nhân đạo thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX đối với truyện cổ tích nói riêng, đối với văn học dân gian nói chung. Hạt nhân của vấn đề sẽ liên quan mật thiết đến việc nghiên cứu nhiều bình diện khác (tâm sự của nhà văn, vấn đề bi kịch số phận trong tác phẩm, giá trị tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm và tác giả v.v...).
Khi bắt tay vào giải quyết vấn đề chúng tôi bắt gặp ngay một số khó khăn lớn!
Sự so sánh kể trên chỉ là phương pháp so sánh cục bộ để nói toàn bộ (Tất cả những đặc điểm này không riêng gì cổ tích mà có ở tất cả các thể loại văn nghệ dân gian, rộng hơn nữa là nền văn hóa dân gian... cũng như phía còn lại, không riêng gì là của Nguyễn Du, mà còn trong hàng loạt tác phẩm văn học viết cùng trào lưu đương thời). Cho nên sự phân biệt giữa nó với đồng chủng của nó chỉ là sự phân biệt tương đối.
Đạo lý hồn nhiên dân gian không chỉ biểu biện trong văn nghệ dân gian (hẹp hơn nữa là truyện cổ tích) mà nổó có mặt hầu khắp bất cứ nơi nào có quan hệ xã hội giữa con người với con người. Vậy khi tiếp thu nó, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng ở nguồn nào một cách rạch ròi, đó là vấn đề hết sức khó phân biệt.
Khác với một số truyện Nôm vay mượn cốt truyện dân gian, Truyện Kiều có một cái bóng xa xôi của nó từ đất Tàu. Làm thế nào để minh định rõ đâu là yếu tố chịu ảnh hưởng của Nguyễn Du đối với văn học dân gian, đâu là yếu tố chịu ảnh hưởng của Nguyễn Du đối với "lục phong tình" cổ ấy? Đó là một vấn đề hóc búa.
Chúng tôi không hy vọng có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề phức tạp khác nhau trong bài này. Tuy vậy trong phạm vi có thể về khả năng, chúng tôi sẽ cố gắng làm sáng tỏ đến mức cho phép những vấn đề trên chắc chắn khó có thể tránh những thiếu sót.
Vận dụng quan điểm của Lê-nin về hai dòng văn hóa dân tộc (1)dưới chế độ cũ, có thể phân biệt trong mỗi dân tộc có hai thứ triết học: Một thứ có tính chất bác học, sách vở, được ghi thành văn, được tuyên truyền và bảo vệ bởi các nhà tư tưởng của giai cấp thống trị; một thứ có tính chất phổ cập, thông tục thường được thể hiện ra trong đời sống thực tiễn của nhân dân lao động và trong nền văn hóa dân gian.
Ở Việt Nam thời phong kiẽn thứ triết học thứ nhất là một thứ hỗn hợp Nho giáo, Phật giáo với những tín ngưỡng có tính chất dân gian; thứ triết lý thứ hai chính là đạo lý hồn nhiên dân gian được thể hiện trong nội dung tư tưởng thẩm mỹ của các tác phẩm văn học dân gian.
Truyện cổ tích là sự kế tục sau sự tan rã của thần thoại, nó là một nhánh đồng đẳng với thể loại truyền thuyết (truyện cổ tích lịch sử) xuất hiện trong xã hội có phân chia giai cấp. Cách giải quyết vấn đề số phận con người và lý giải những quan hệ xã hội trong truyện cổ tích là cách giải quyết của đạo lý truyền thống mang tính chất nguyên. Trục tương phản chính của truyện cổ tích được soi dưới ánh sáng của đạo lý dân gian thuần khiết. Mỗi truyện cổ tích là một mô hình sống biểu hiện một thái độ xử thế giữa người với người. Do đó dù không có một học thuyết nào tổng kết về đạo lý nhưng đạo lý dân gian vẫn được thể hiện sinh động và đa diện trong những mô hình sống kể trên. Đạo lý hồn nhiên trong: truyện cổ tích đề cao bản chất tốt đẹp của con người bị áp bức trong xã hội cũ mà thước đo của nó là một thái độ xử thế giàu lòng vị tha đối với người cùng khổ, một tinh thần xả thân nghĩa hiệp để bảo vệ công lý, một phong thái sống tiêu biểu cho những tình cảm ruột thịt, chia sẻ, cởi mở. Đặc điểm này quy định tính bất biến" của nhân cách con người giữa, hai phe đối lập trong truyện cổ tích : có thể tóm tắt dưới mô hình của triết lý: « Ở hiền gặp lành: ở ác gặp dữ », cái " thiện" chi phối các phạm trù khác ngoài nó là " chân " và "mĩ". Người thiện thường mang những đặc điềm của các chuẩn mực hoàn hảo khác như: Tốt (đối với xấu), đẹp (đối với xấu), thông minh (đối với đần độn), khỏe mạnh (đối với ươn hèn) Phe ác là mặt trái của tính cách phe thiện. Tất nhiên không phải bất cứ nhân vật chính diện hay phản diện nào cũng mang đủ các đặc điểm đối lập nhau kể trên (Sọ Dừa và Trương Chi là một ví dụ về biệt loại). Nhưng rõ ràng đạo lý dân gian phân biệt khá rạch ròi giữa trắng và đen, không chấp nhận trong tính hai mặt, trong tính cách. Người bình dân trong quá trình hoàn thiện không ngừng tác phẩm của mình, đã quan niệm lại thế giới ngoại tại trong bản thân mình là quá trình tạo ra các quan hệ xã hội cho mình theo kiểu riêng của mình. Do vậy, đạo lý theo họ sẽ là hạt nhân chi phối các yếu tố thuộc về lôgíc hình thức (cốt truyện, kết cấu hệ thống nhân vật v.v...), chi phối lôgich thực tiễn (kết thúc có hậu, hệ thống lực lượng phù trợ phe thiện như là cầu nối giữa hiện thực, và ước mơ...)
Từ đó Nho giáo, Phật giáo trong tác phẩm người bình dân đã bị "dân gian hóa" về mặt nội dung, ông vua trong truyện cổ tích chẳng hạn không còn là vấn đề giềng mối, vần đề "tu" "tề" "trị" "bình" mà chủ yếu đó là phần thường cao quý, là "huỵ chương vàng" của người thiện thắng cuộc. Vua của dân gian là tuyệt đỉnh của thiện và mĩ (Tấm Cám), là cán cân công lý (Thạch Sanh). Hoàng hậu là sự tuyệt đỉnh của "hạnh" và "tình" (Tấm Cám). Nhưng ở những nhân vật không có sự ngăn cách về đẳng cấp đối với quần thể đã sáng tạo ra họ. Hoàng hậu vẫn biết dệt vải, giặt giũ (Tấm Cám), nhà vuạ mang phong thái bình dân (Tấm Cám) và lòng nghĩa hiệp vị tha (Thạch Sanh) v.v... Còn người được đền bù haỵ bị trừng trị là sự thực hiện của công lý nhân dân ngay trên trần thế này chứ không chờ kiếp luân hồi theo thuyết " quả báo" của nhà Phật . Người bình dân đã hòa đồng những khái niệm của Nho, Phật theo cách riêng của mình.
Từ đó để chúng ta rút ra kết luận có ý nghĩa thực tiễn: trong suốt hàng nghìn năm phong kiến, ý thức hệ thống trị của giai cấp bóc lột về căn bản đã không chi phối được đạo lý hồn nhiên của người bình dân trong nếp cảm nếp nghĩ của họ. Đạo lý hồn nhiên dân gian đã độc lập tồn tại bên cạnh đạo lý học thuyết của chế độ phong kiến thống trị.
Tóm lại, ở truyện cổ tích, mọi giá trị về tinh thần và vật chất phù hợp với nguyện vọng thiết thân của quần chúng và lẽ sống của con người đều được coi là phù hợp với đạo lý. Xung đột trong truyện cổ tích là sự đấu tranh của nhân dân với những gì là " nghịch lý " của đạo lý, để cho đạo lý được bảo toàn trọn vẹn. Tất nhiên không phải lúc nào đạo lý cũng chiến thắng nhưng xu thế tất yếu cuối cùng là sẽ thắng.
Khác với truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung, tác giả văn học viết phong kiến đồng thời là nho sĩ (những trí thức được đào tạo bởi "cửa Khổng " " sân Trình"). Hố sâu ngăn cách giữa nhà văn phong kiến với phận "con ong cái kiến " của ng ười bình dân trong mọi thời đại là một thực tế hiển nhiên. Tư tưởng thẩm mĩ chỉ đạo sáng tác của nhà Nho thời thịnh phong kiến đồng nhất tuyệt đối với đạo lý học thuyết phong kiến. Văn chương của họ chỉ tồn tại với chửc năng giáo huấn "thị, thư, lễ nghĩa". Cái " đạo " mà văn học phong kiến thời thịnh " tải" trong văn chương có phạm vi rất hẹp là vì thế.
Từ đó, nêu nhự tư tưởng thẩm mĩ chỉ đạo sáng tác trong văn học dân gian nói chung truyện cổ tích nói riêng là đạo lý hồn nhiên dân gian thì ngược với tư tưởng thẩm mĩ chỉ đạo sáng tác trong văn học viết phong kiến. Về căn bản, cả hai dòng văn học kể trên giống nhau ở một điểm:
Đó là ở mỗi dòng đều mang tính nhất nguyên tư tưởng thẩm mĩ chỉ đạo sáng tác.
Thế nhưng đến Nguyễn Du, Đặng Trần Côn, Hồ Xuân Hương và hàng loạt tác giả trong trào lưụ nhân đạo thế kỷ XVIII — nửa đầu thế kỷ XIX xuất hiện thì tình hình căn bản đã đổi khác. Hiện tượng "đào ngũ" về ý thức hệ của các tác giả " chính thống " của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thời kỳ này, mà tiêu biểu nhất là Nguyễn Du là hiện tượng của kẻ đi hóa đông về mặt ý thức hệ lại bị " địch thủ" ý thức hệ của mình đồng hóa. Chỉ có điều này là sự đồng hóa không hoàn toàn : vừa đồng hóa vừa đối kháng, hoặc là đồng hóa đối kháng nằm ngay trong một quan hệ như là nghịch lý.
Như thế cũng có nghĩa là tư tưởng thẩm mĩ chỉ đạo sáng tác của nhà Nho không còn tính nhất nguyên như trước nữa, mà đến đây đã có sự phân biệt: Sự đối cực giữa một bên là đạo lý học thuyết không còn là lý tưởng tôn thờ nữa nhưng vẫn còn ám ảnh nhà Nho như là những ma lực linh diệu và bên khác là nguồn đạo lý hồn nhiên của người bình dân trong văn học dân gian, trong các quan hệ sống làng xã, có cơ hội tác động đến tâm lý những nhà nho bế tắc. Thế là, đến thời suỵ phong kiến, ở những nhà nho sáng suốt, tiến bộ, con đẻ linh thần của họ ra đời thường có sự chi phối của cả hai nguồn tư tưởng thẩm mĩ kể trên. Do đó bản thân hình tượng nghệ thuật chứa những nghịch lý phản ánh những nghịch lý trong nội bộ thế giới quan của họ. Nguyễn Du và truyện Kiều là điển hình của hiện tượng này. Khi xây dựng hệ thống hình tượng, trong thế giới quan Nguyễn Du có sự phân biệt, có sự mâu thuẫn giữa " tâm " và" trí " Mà cả "tâm " lẫn "trí" đều chi phối quyềt định sự hình thành hệ thống hình tượng. Hay nói cách khác, đó là sự phân biệt giữa giai đoạn " trực cảm" được đo bằng chuẩn mực của đạo lý hồn nhiên, còn giai đoạn khái quát " lý tính" thì ngược lại được đo bằng một chuẩn mực khác: đạo lý học thuyết.
Chuẩn mực đạo lý hồn nhiên chi phối "tâm "NguyễnDu và từ đó cái "tâm " vốn dĩ đa tình, đa cảm ấy đến lượt nó phả " linh hồn " vào nhân vật. Những đạo lý hồn nhiên về căn bản là "nghịch" với đạo lý học thuyết. Có thể lấy một vài vị dụ:
Khi Nguyễn Du xây dựng lại, biến đổi về chất hệ thống nhân vật trong truyện Kiều, tức là khi xuất phát từ một quan điểm đạo đức thẩm mĩ khác xa Thanh Tâm tài nhân. Đó cũng chính là khi Nguyễn Du đã dân gian hóa dân tộc hóa cái "lục phong tình" cũ của sách Tàu. Cái đêm " đánh đường tìm hoa " dây lý tưởng của nàng Kiều (chứ không phải là cái đêm của Kiều trong Thanh Tâm tài nhân sặc mùi giáo huấn : Một cô Kiều vị ngã, khá suồng sã, đặc biệt là lanh lợi, thậm chí còn lên lớp, «giảng đạo » cho người tình của mình nửa) nào có gì khác với tinh thần tự chủ hồn nhiên để chiếm lĩnh hạnh phúc trong nhân vật cô con gái con nhà phú ông họ Trần của truyện cổ tích (Nợ tình chưa trả cho ai, khói tình mang xuống tuyền đài chưa tan). Ẩy thế nhưng nàng (hay chính Nguyễn Du) đã vi phạm cái cương thứ ba của Nho giáo, trái " mệnh " trái điều răn của Phật (tu là cõi phúc, tình là dây oan). Cái phản ứng của phẩm chất trong trắng của Kiều trước cái nghề nghiệp dơ bẩn mà Tú Bà bắt ép phải làm (chứ không phải nàng Kiều bị thanh lâu hóa " người ta dùng mình để mua vui thì mình cũng mượn người để khiển hứng "của Thanh Tâm tài nhân" mà có gì xa lạ với triết lý " giẻ rách giữ lề ".
Nguyễn Du đã biến tên « giặc cỏ » Từ Hải vũ phu của Thanh Tâm tài nhân thành một vị anh hùng, biến con đĩ Kiều ích kỷ, vị ngã, lý trí (mội nhân tố mới của con người thời tiền tư bản ở Trung Quốc) thành một pbụ nhân đĩnh đạc bên Từ Hải để thi hành cán cân công lý, nào khác gì quan điểm của nhân dân khi đánh giá " Hầu Tạo", " Chàng Lía " trong truyện cổ tích. Ấy thế nhưng Nguyễn Du không dám theo " cơ nghiệp" Từ đến cùng và sau đó biến Kiều thành kẻ giết "ân nhân của mình chính là vi sự ngự trị của cái " Cương " thứ nhất của Nho giáo trong lý trí tác giả. Những mâu thuẫn "đồng loại " này phản ánh trong tính cách Thúy Kiều: đó là sự tồn tại của trạng thái " cân bằng động của những nghịch lý" trong con nguời nàng. Nguyễn Du biến Kiều trở nên sâu sắc hơn bất cứ nhân vật nào của truyện cổ tích chính là xuất phát từ đặc điểm này: Nhân vật truyện cổ tích là loại nhân vật " bất biến " về tính cách, nhân vật của đạo lý truyền thống, ngược lại Thúy Kiều là loại nhân vật " khả biến về tính cách ", nhân vật thật hơn bất cứ nhân vật cùng loại nào ở ngoài đời được Nguyễn Du xây dựng nên bằng thiên tài và bằng thế giới quan đặc biệt của mình.
Xung đội của các cặp nghịch lý trong truyện Kiều thực chất là xung đột giữa hai hệ ý thức : dòng đạo lý hồn nhiên dân gian và dòng đạo lý học thuyết phong kiến. Hạnh, Tài và Tình trong Kiều xung khắc với " mệnh" hay chính là xung khắc giữa một bên là sức lôi cuốn của chân lý thực tiễn tác động vào ý thức của chủ thể sáng tạo và một bên là những định kiến bảo thủ của chính thống ngự trị trong lý trí của tác giả.
Lại nữa, vấn đề ảnh hưởng của đạo lý dân gian từ truyện cổ tích đến Truyện Kiều không chỉ là vấn đề nội dung mà còn là vấn đề "cách diễn đạt hệ thống quan niệm đó trong " máu thịt " hình tượng. Lam bản truyện Kiều là Kim Vân Kiều truyện có thể giống truyện Kiều căn bản về cốt truyện, tình tiết" những yếu tố xung đột, nhưng lại không thể nói giống về chiều sâu của đạo lý được thể hiện bằng tâm huyết của chính Nguyễn Du trong tác phẩm (cái mà Mộng Liễu Đường chủ nhân bình là: "con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời để cho cái " lục phong tình cũ " trở thành" tiếng kêu đứt ruột mới được) Ở Thanh Tâm tài nhân sự phân chia hai tuyến nhân vật: Thiện, ác, tốt, xấu là có nhập nhằng, thậm chí có lúc bị tráo ngược khái niệm. (Một cô Kiều vị ngã, một Kim Trọng đẫm sắc dục, một Từ Hải vũ phu, một sự đề cao quân đội triều đình, v.v...) thì ngược lại, ở truyện Kiều Nguyễn Du đã đưa nhân vật trở về đúng" tuyến" của mình, phe thiện, phe ác và lực lượng phù trợ. Quan điểm về trừng phạt và đền bù, vấn đề kết thúc " có hậu" của Nguyễn Du c ũng không hoàn toàn giống Thanh Tâm tài nhân. Rõ ràng, chính chỗ khác nhau căn bản giữa Truyện Kiều và Lam bản của nó lại là chỗ giống nhau căn bản giữa truyện Kiều và thể loại truyện cổ tích. Chứng cớ này sẽ còn được minh định thêm ở một chỗ khác:
Trước truyện Kiều, hàng loạt truyện Nôm bình đân, truyện Nôm bác học đã chịu ảnh hưởng của nguồn truyện kể dân gian( thậm chí, có tác phẩm khởi nguồn từ truyện kể dân gian). Như vậy, từ truyện cổ tích đến truyện Kiều, đã có chiếc cầu nối của nó là thể loại truyện Nôm mà đặc trưng cơ bản là sự chi phối của văn học dân gian đối với thể loại này rất nổi bật.
Ở Nguyễn Du tiếp thu văn học dân gian không hàm nghĩa "giống để mà giống" mà chủ yếu là " giống để mà khác". Dấu ấn cá tính của tác giả đã biến cái chất " thảo mộc dân giã" của dân gian thành cái chất "uyên thâm cổ điển " của một thiên tài. Ở đây đạo lý được sáng tỏ, rạch ròi. Đạo lý chi phối quá trình xây dựng hình tượng tác phẩm nhưng tuyệt nhiên, hình tượng tác phẩm không thể là học thuyết về đạo lý. Sự tách bạch giữa hoạt động độc lập của hệ thống hình tương với những tín điều có tính giáo huấn là một bước tiến quan trọng của yăn học dân tộc thế kỷ này so với các thế kỷ trước. Thế giới ngoại tại trong văn học dân gian chủ yếu là tình tiết, sự cố, những kinh nghiệm thực tiễn..., còn thế giới ngoại tại trong văn học thuộc trào lưu nhân đạo chủ nghĩa thế kỷ này là thực thể sống, mang dấu ấn cá tính nhà văn rõ nét. Tuy nhiên việc vạch ra mối quan hệ ảnh hưởng của hai dòng đạo lý, về căn bản khác với việc minh định gia trị mỹ học của hai hệ thống hình tượng xa cách nhau về thời đại và đó không phải là phạm vi của bài này. Vấn đề nảy ra sau khi khảo sát mối quan hệ ảnh hưởng về đạo lý giữa hai dòng văn học là: Tại sao thời thịnh phong kiến dường như là một quy luật ngược bình thường, khi truyện cổ tích nói riêng, văn học dân gian nói chung phát triển rầm rộ thì chính cũng là thời đại mà văn học phong kiến " bế quan tỏa cảng " đối với văn học dân gian? Tại sao khi làm nhiệm vụ dân tộc, văn học phong kiến có tư tưởng nhân dân sâu sắc (Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi... là những ví dụ tiêu biểu) lại không thể duy trì tiếp ở giai đoạn cực thịnh sau đó? Tại sao sự xuất hiện đồng loạt những tác phẩm ưu tú của dân tộc, sự xuất hiện đồng loạt những tài năng kiệt xuất trên văn đàn thường ở giai đoạn giao thời giữa sự sụp đổ, sự khủng khoảng suy vong của một thời đại này, nhưng chưa phải là sự bắt đầu của một thời đại khác? Tất cả những vẫn đề đó đều có hạt nhân liên quan là mối quan hệ giao lưu giữa các dòng tư tưởng mà chúng ta có dịp lưu ý ở phần trước.
Như mọi người đều biết, nhà nho thời thịnh có một lý tưởng để tôn thờ: đó là hướng về " bệ rồng", ở họ, đó là lúc có sự đồng nhất tuyệt đối giữa say mê và nghĩa vụ, giữa niềm tin và ý chí Nho vào thời suy của chế độ phong kiến thì lý trí có sự phân cực : ý thức phản tính chia làm hai — một bên là ý thức chính thống của đạo lý học thuyết đã rạn vỡ đã có sự đảo ngược mọi quan niệm về giá trị trong quá trình suy đổi của chế độ phong kiến. Nhà Nho sáng suốt lúc này không thể nhắm mắt mù quáng phục tùng " kỷ luật " của giai cấp mình là " văn dĩ tải đạo " được nữa nhưng chưa tìm được phương giải thoát. Tóm lại, trong xã hội phong kiến khủng hoảng suy vong, những nhà nho tiến bộ, có lương tâm đều tự nguyện đứng về phía đạo lý nhân dân với một cảm tình đặc biệt.
Sự tự mâu thuẫn này sẽ góp phần tạo nên cá tính sáng tạo độc đảo rực rỡ của tài năng.
Trong những điều kiện căn bản như thế nhà văn phong kiến sẽ đi sai mục đích và giai cấp sinh ra mình quy định " Văn dĩ tải đạo" hay nói đúng hơn, cái " đạo " trong văn chương đã bị đánh tráo về mặt khái niệm.
Những vấn đề kể trên của quan hệ giữa hai dòng văn học (cụ thể hơn trong đề tài này là giữa truyện cổ tích và Truyện Kiều) thực chất là những quy luật biểu hiện mối xung đột muôn thuở của tư tưởng nhân đạo giầu lòng vị tha và đức hy sinh của nhân dân bị áp bức với chủ nghĩa khẳc kỷ, ích kỷ của giai cấp thống trị trong xã hội có phân chia giai cấp. Đạo lý hồn nhiên dân gian bênh vực quyền lợi của mỗi cảnh ngộ cụ thể của con người, ngược lại đạo đức phong kiến lấy sinh mạng hàng triệu người làm vật hy sinh cho ngai vàng và dòng họ. Ông Bụt của nhân dân là cầu nối giữa hiện thực và ước mơ, ngược lại Đạm Tiên chỉ là đường ray, " bạc mệnh " của cái gọi là" số phận" một thứ xiềng xích tư tưởng trong xã hội phong kiến thực chất vấn đề là ở chỗ đó.
Tóm lại, trong một phạm vi và điều kiện có hạn, bài viết chỉ phác thảo một số quan điểm sơ lược kể trên để góp phần xác định bước đầu một số phương hướng, một cách đặt vấn đề cho quá trình nghiên cứu mối quan hệ ảnh hưởng đầy phức tạp này. Từ đó, chúng tôi mạo muội thử đem đối chiếu một vài điểm trong đó để nghiên cứu một số tác phẩm cụ thể thuộc trào lưu này. Kết quả cho thấy góc giao động của tư tưởng thẩm mĩ của các tác giả thuộc trào lưu này ở những mức độ khác nhau đều nghiêng về phía đạo lý hồn nhiên của nhân dân. Kết quả sẽ thực sự có ý nghĩa khi lý giải những vấn đề khác như: Triết lý sống vấn đề bi kịch số phận, vấn đề mâu thuẫn trong nội bộ thế giới quan tác giả v.v.. Cũng từ đó chúng tôi khẳng định lại một lần nữa một nhận định quen thuộc: Đó là việc muốn đánh giá giá trị một tác phẩm văn học viết của quá khứ không thể không đánh giá trong mối quan hệ giữa nó với nguồn dinh dưỡng vô tận của nó: Văn học dân gian. Hàm lượng của đạo lý truyền thống của nhân dân trong mỗi tác phẩm văn học viết sẽ góp phần khẳng định giá trị trường tồn của nó trong lịch sử. Đó cũng sẽ là một trong những chuẩn mực để xác định giá trị của mỗi tác phẩm trong dòng văn học bác học mọi thời đại .
(1) Lê-nin: Bàn về văn học và nghệ thuật. Nxb. Sự thật; Hà Nội. 1960, tr, 171