Năm Giáp Thìn (1724), niên hiệu Bảo Thái đời vua Lê Dụ Tông (1680-1731), chúa Trịnh Doanh (1720-1767) đặt ra khoa thi võ này. Trước đó, các triều Lý, Trần cũng có thi võ nhưng chưa tổ chức khoa thi.
Hàng năm, chia 6 cung để sát hạch, chọn người tinh thông võ nghệ, phân bổ nhậm chức đội trưởng, chính đội nội ngoại. Cách 1 năm thi một lần gọi là khoa thi Hoành tuyển, thi tài võ nghệ ngay trước sân phủ đường, xếp nhất nhì để về sau bổ dụng như xuất thân, phân bổ chức Tùy hiệu hoặc chức thuộc viện.
Thời chúa Trịnh Cương (1686 -1729) làm Đại nguyên soái Tổng quốc chính, khoa thi hương gọi là Sở cử, tổ chức vào các năm Tý, Mão, Ngọ, Dậu tại trường thi vườn Võ Miếu. Người đỗ Tứ trường gọi là Biền sinh hợp thức. Khoa thi hội gọi là Bác cử, tổ chức vào các năm Sửu, Thìn, Mùi, Tuất tại trường thi vùng bằng Đống Đa. Thí điện xây ở ngoài dùng đón vua tới xem xét, Ly cung dựng trên núi Đống Đa cho vua ngự giá giám sát.
Cách thi như sau:
Nhất trường thi kinh nghĩa nhất thiếp. Thí sinh làm bài phù hợp với sách vở, dùng từ đặt câu trôi chảy thì đỗ. Đề thi lấy từ những phần chính trong võ kinh. Nhị trường, tam trường thi các lớp võ nghệ.
- Giương cung cứng nặng 50 kg;
- Múa đại đao nặng 60 kg.
- Cưỡi ngựa múa khiên (hay múa mộc).
- Cầm gươm múa khiên.
- Múa trường đao.
- Đi bộ múa khiên.
- Múa gươm dài.
- Đi bộ bắn cung. Đi cách ụ đất 100 bước bắn 5 mũi tên.
- Cưỡi ngựa bắn cung, 3 mũi tên. Hay thêm mục phi ngựa bắn 3 mũi tên.
Người đỗ vào tiếp Tứ trường thi sách lược mưu kế. Đề thi chính lấy từ 7 sách võ kinh (7 cuốn sách cổ bàn về phép dùng binh) làm nội dung chính phụ thêm Kinh truyền thông giám. Người đỗ kỳ này gọi là TẠO SĨ. Sau này nười học võ không học chữ ngày càng nhiều bèn bỏ phần thi kinh nghĩa, mà lấy các môn võ nghẹ để phân loại người đạt tam trường thông hiệu. Người đấu thắng tất cả các môn lập thành bảng riêng gọi là Toát thủ; người đỗ hạng ưu là Toát thủ thương cống. Sở cử gọi là Doãn sinh hợp thức. Bác cử thì gọi là Toát thủ tạo sĩ. Người đỗ hạng trung trở xuống liệt vào một bảng khác (thi sở cử gọi là Doãn Sinh).
Bác cử gọi là tam trường. Ở đệ tứ trường, từ toát thủ trở xuống, người có văn học thì vào thi sách vấn, ai không biết chữ thì duyệt võ nghệ ở trường ngoài. Người trúng tứ trường sở cử thì gọi là Doãn sinh hợp thức. Bác cử gọi là Tạo sĩ; người đa xtrungs Tạo sĩ lại trúng cử trường sách vấn gọi là Cống hiệp, Tạo hiệp. Kỳ thi hội, ngày vào đệ nhất trường, đệ tứ trường, vua chúa đều xuống xem thi, khi hội sách để so sánh phong hiệu thì như đã quy định. Hội văn từng quyển thì quan trường phong đệ lên bình đọc ở phủ tường. Quan trường ngoài thì báo danh về lập bảng, lấy hình voi đực làm bảng phụ đưa lên Điện Vạn thọ. Treo ở đình Quảng văn 3 ngày.
Nguời đỗ vào bái mạn, chọn ngày vào phủ đình hỏi về sách lược, cách thức cũng như thi đình ở bên văn. Sau đó tâu lên vua chúa để ban thứ đệ; dùng giấy sắc rồng đề tên treo ở võ miếu và kham ban cho về vinh quy như Tiến sĩ. Người xuất thân quản binh: Toát thủ và đồng tạo sĩ vào đợi triều đình thọ chức. Tạo sĩ được chức lục phẩm, toát thủ thì mới đầu là hiệu úy chức quan thất phẩm. Vì vậy người được hàm ban Tạo sĩ thì gọi Tứ Tạo sĩ đệ, Toát thủ thì gọi là Đồng Tạo sĩ xuất thân (lai lịch ngang Tạo sĩ).
Tạo sĩ là học vị ngành võ tương đương với học vị ngành văn.