nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Tăng cường quảng bá lịch sử, văn hóa Việt Nam qua Mộc bản triều Nguyễn


Sáng 6/8, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đoàn công tác đã làm việc với Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước tại Đà Lạt.
 
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tham quan kho bảo quản bản gốc tài liệu Mộc bản triều Nguyễn. Ảnh: VGP
 
Tại buổi làm việc, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước Đặng Thanh Tùng đã báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác về tình hình bảo quản và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn và kiến nghị với lãnh đạo Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản và phát huy khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn nói riêng và công tác lưu trữ nói chung.
 
Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình chúc mừng và biểu dương những đóng góp của ngành lưu trữ trong việc giữ gìn, bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thế giới của Việt Nam. Phó Thủ tướng cũng đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, đặc biệt là tập thể công chức, viên chức Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV đã có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản do tiền nhân để lại.
 
Đối với những nội dung kiến nghị của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Phó Thủ tướng Thường trực đề nghị: Về việc phát huy giá trị tài liệu ở nước ngoài, giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch, chuẩn bị nguồn tài liệu để thực hiện trưng bày, triển lãm ở nước ngoài nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu lịch sử, văn hóa của Việt Nam thông qua di sản Mộc bản triều Nguyễn; tham gia các đoàn công tác cấp Nhà nước tại nước ngoài để trao tặng những phiên bản tài liệu mộc bản có ý nghĩa được lựa chọn, thiết kế làm quà tặng.
 
Phó Thủ tướng làm việc với Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV. Ảnh: VGP
 
Về Chỉ thị “Tăng cường công tác lập hồ sơ, giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan và Lưu trữ lịch sử”, Phó Thủ tướng Thường trực giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Nội vụ hoàn thiện dự thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành trong thời gian sớm nhất.
 
Phó Thủ tướng Thường trực cũng đề nghị tỉnh Lâm Đồng tạo điều kiện hết sức có thể để Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị; phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ thiết thực trong việc đón khách du lịch tham quan, tạo nguồn thu cho Trung tâm.
 
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng bày tỏ mong muốn Bộ Nội vụ, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước cũng như toàn thể công chức viên chức ngành lưu trữ tiếp tục thực hiện sứ mệnh bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ nói chung, đặc biệt là khối Di sản tư liệu thế giới Mộc bản triều Nguyễn để góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
 
Nhân dịp nay, Phó Thủ tướng Thường trực và Đoàn công tác đã thăm kho bảo quản bản gốc tài liệu Mộc bản; tham quan Khu trưng bày tài liệu lưu trữ và triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý” tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV.
 
 
Theo Lê Sơn/chinhphu.vn

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.d.webcom.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website