nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Sông Tiền Đường, nơi Thúy Kiều tự vẫn thực tế nằm ở đâu?


Cái tên Tiền Đường chỉ xuất hiện trong “Truyện Kiều” vỏn vẹn 6 lần: trong báo mộng của Đạm Tiên, trong sự cứu vớt Kiều của Tam Hợp đạo cô và Giác Duyên, trong lời kể của người Hàng Châu… Nàng Kiều nghe lời dụ dỗ ngon ngọt của viên quan Hồ Tôn Hiến khuyên Từ Hải ra hàng, Từ Hải bị giết, Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục rồi ép gả cho một tên thổ quan. Trên sông Tiền Đường, Kiều nhớ lời báo mộng thuở nào của Đạm Tiên: “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau,” bèn gieo mình tự vẫn:

 

Triều đâu nổi tiếng đùng đùng

Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường".

 

Thúy Kiều. Ảnh minh họa.

 

Thực tế, không ít người cho rằng, Tiền Đường chỉ là dòng sông trong tâm tưởng của đại thi hào Nguyễn Du. Thế nhưng thực tế, nó hoàn toàn có thực trên bản đồ Trung Hoa. Ngày nay, những ai yêu mến nàng Kiều có thể thăm lại bến sông xưa: Sông Tiền Đường, tên cổ là Chiết Giang (sông Chiết), là dòng sông lớn nhất của tỉnh Chiết Giang, bắt nguồn từ tỉnh An Huy, chảy ra vịnh Hàng Châu.

 

Cửa sông Tiền Đường loe như hình cái loa, khiến cho sóng từ Biển Đông vào vịnh Hàng Châu bỗng nhiên bị thu hẹp nên đột ngột dâng cao, mặt sông sủi bọt trắng xóa. Cảnh tượng hùng vĩ, tráng lệ vô cùng. Tương truyền, Thúy Kiều đã trầm mình tự vẫn chính tại đoạn sông này.

 

Trong lịch sử, không ít tao nhân mặc khách đã du ngoạn qua đây, để lại những vần thơ bất hủ.

 

Năm Hi Ninh thứ tư (1071), Tô Đông Pha nhậm chức thông phán ở Hàng Châu. Năm đó ở Hàng Châu, gần đến ngày rồi mà kết quả thi vẫn chưa được công bố. Thí sinh xếp hàng dài đợi ngoài cửa, ngong ngóng vào trong phủ. Tô Đông Pha vì cảm thông với nỗi lòng của thí sinh mà viết bài thơ ‘Thúc thí quan khảo giảo hí tác’ (Thơ đùa giục các giám khảo). Trong bài thơ có câu: “Bát nguyệt thủy triều, tráng quan thiên hạ vô” (Dịch nghĩa: Thủy triều ngày 18 tháng 8, hùng vĩ nhất thiên hạ không nơi nào bằng). Từ đó, mỗi khi miêu tả vẻ hùng vĩ của thủy triều ở sông Tiền Đường, các tác giả thường trích dẫn câu: “Tráng quan thiên hạ vô” của Tô Đông Pha.

 

Mạnh Hạo Nhiên cũng có bài thơ “Cùng Huyện Lệnh Tiền Đường xem triều dâng trên Chương Đình,” ngôn từ phóng khoáng mà mãnh liệt.

 

Sông Tiền Đường - con sông hùng vi bậc nhất Trung Quốc. Ảnh: Baidu.

 

Du khách đến Chiết Giang thăm lại sông Tiền Đường cũng có cơ hội thưởng ngoạn cảnh quan diễm lệ của Hàng Châu – thủ phủ tỉnh Chiết Giang. “Sức quyến rũ của Hàng Châu là núi sông hùng vĩ, suối hồ thơ mộng, cây rừng xanh tốt, tơ lụa mượt mà, thứ dân nho nhã chẳng khác gì Tô Châu”. Dân gian có câu rằng: “Trên có thiên đàng/ Dưới có Tô-Hàng”, ngầm chỉ vẻ đẹp thần tiên thơ mộng của Hàng Châu.

 

Hàng Châu có Tây Hồ non xanh nước biếc, dệt nên những thiên tình sử ngàn thu như Lương Sơn Bá – Chúc Anh Đài, Ngưu Lang – Chức Nữ… Trên một đỉnh núi có tháp Lôi Phong, tương truyền là nơi cao tăng Pháp Hải dùng Phật pháp thần thông nhốt Bạch Xà năm xưa. Hàng Châu còn nổi tiếng với Linh Ẩn Tự và giai thoại về Tế Điên hòa thượng.

 

Hàng Châu cũng là điểm dừng chân của bao tao nhân mặc khách. Đê Tô và Đê Bạch nơi đây vốn được đặt tên theo hai nhà thơ nổi tiếng là Tô Đông Pha và Bạch Cư Dị.

 

Đến Hàng Châu, du khách có dịp ghé thăm miếu thờ đại tướng quân Nhạc Phi, bậc sĩ phu dũng liệt trung nghĩa tiếng thơm của Trung Hoa.

 

Thăm lại sông Tiền Đường là thăm lại cuộc đời chìm nổi truân chuyên của người con gái năm xưa, cũng là dịp thăm lại cội nguồn của bao chứng tích văn hóa Thần truyền. Nhờ những trang thơ của đại thi hào Nguyễn Du, một dòng sông Trung Hoa đã đi sâu vào tâm khảm bao thế hệ người Việt. Di sản thiên nhiên, lịch sử và văn hóa truyền thống của Chiết Giang nói riêng và Trung Hoa nói chung đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, là những viên ngọc quý cần được gìn giữ trong kho tàng tinh hoa nhân loại.

 

 

Theo Mã Lương - Danviet.vn/Tri Thức Trẻ

 


Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website