nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam


Sáng 29/11, tại Hà Nội, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập (1966-2016) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.
 
Dự lễ kỷ niệm có Chủ tịch nước Trần Đại Quang; nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu; các đồng chí nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các Bộ, Ban, ngành Trung ương, Hà Nội và một số địa phương.
 
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ kỷ niệm.
 
Hội Khoa học lịch sử Việt Nam (KHLSVN) là một trong những hội khoa học ra đời sớm nhất ở Miền Bắc Việt Nam với Đại hội thành lập ngày 02/6/1966 và Quyết định phê duyệt Điều lệ của Bộ Nội vụ số 88-NV ngày 31/3/1966. Từ đó đến nay, trải qua 7 nhiệm kỳ Đại hội, Hội KHLSVN càng ngày càng phát triển theo hướng tập hợp rộng rãi những nhà khoa học công tác nghiên cứu và đào tạo trên các lĩnh vực của khoa học lịch sử và các ngành liên quan, đoàn kết giới sử học cả nước nhằm mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của nền sử học Việt Nam, phổ biến kiến thức lịch sử, góp phần giáo dục truyền thống dân tộc, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, thực hiện chức năng tư vấn, phản biện và giám định khoa học đối với các công trình, dự án liên quan đến sử học và văn hóa dân tộc, mở rộng quan hệ hợp tác và giao lưu với giới sử học quốc tế.
 
Một hướng nghiên cứu trong vài thập kỷ gần đây được Hội KHLSVN quan tâm là nghiên cứu bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ toàn vẹn của đất nước. Đó là lịch sử biên giới Việt - Trung, Việt - Lào, Việt - Campuchia, nghiên cứu Biển Đông và chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Một số công trình nghiên cứu đã được xuất bản và nhiều luận văn khoa học đã được công bố trên các tạp chí khoa học, trong các kỷ yếu hội thảo. Cuốn “Lược sử vùng đất Nam Bộ” (GS Vũ Minh Giang chủ biên) do Hội chủ trì và cuốn “Biên giới đất liền Việt Nam-Trung Quốc” (GS Dương Ninh chủ biên) do Hội chỉ đạo nội dung đã được xuất bản và phổ biến rộng rãi.
 
Đặc biệt, Hội KHLSVN rất coi trọng thực hiện nhiệm vụ tư vấn, phản biện và giám định khoa học trong công việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc và các dự án liên quan đến lịch sử và văn hóa Việt Nam. Trong công tác này, Hội có ưu thế là có đủ chuyên gia các ngành của khoa học lịch sử, trong đó có những chuyên gia đầu ngành và chuyên gia độc lập không thuộc cơ quan nhà nước. Thành công trong nhiệm vụ phản biện đã góp phần nâng cao uy tín và ảnh hưởng của Hội trong xã hội.
 
Một trọng tâm tư vấn, phản biện của Hội trong thời gian gần đây là việc dạy và học sử trong trường phổ thông. Hội đã tổ chức hai hội thảo tầm quốc gia, trong đó có một hội thảo phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo để đánh giá một cách khách quan hiện trạng giáo dục môn lịch sử, tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục trước mắt và lâu dài…
 
50 năm nhìn lại, Hội KHLSVN đã thực sự đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển tổ chức cũng như các hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục tiêu của Hội. Hội đã đồng hành cùng giới sử học cả nước góp phần tích cực đẩy mạnh sự phát triển của nền sử học Việt Nam, đạt được nhiều kết quả trên các phương diện nghiên cứu khoa học, nâng cao nhận thức về lịch sử, nhất là lịch sử dân tộc, cũng như phổ biến kiến thức, giáo dục truyền thống và phản biện, tư vấn về lịch sử và văn hóa.
 
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Ðảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt biểu dương, khen ngợi sự nỗ lực phấn đấu, những kết quả, thành tích và đóng góp của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam và giới sử học cả nước trong suốt chặng đường 50 năm qua.
 
Chủ tịch nước đề nghị, thời gian tới, Hội cần chú trọng tổng kết thực tiễn lịch sử, làm rõ lý luận về con đường cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đồng thời tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu, sưu tầm, bảo quản và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và làm giàu kho tàng di sản văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 
Dịp này, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trao Huân chương Lao động hạng Nhất cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam.
 
 
Theo T.Thủy/Cinet.vn

Tin tức sự kiện
Đại thi hào Nguyễn Du và Truyện Kiều trong tâm hồn một người chơi sách. Nhận được lời mời viết về Đại Thi Hào NGUYỄN DU và về truyện KIỀU nhân dịp Kỷ Niệm 250 năm ngày sinh của Cụ, tôi phân vân không biết mình nên viết gì. và nên viết thế nào, khi mình chỉ là một người yêu sách, chơi sách, chứ không phải là nhà nghiên cứu hoặc phê bình. Hơn nữa, về việc nghiên cứu và phê bình, thì trong thiên hạ đã có hàng vạn hàng triệu người đã làm trong cả trăm năm đã qua. hiện đang làm, và sẽ còn làm dài dài cho tới ngày… tận thế; vậy thì những việc đó, do đã có quá nhiều người làm rồi, nên tôi không ham. Tôi còn nhớ rất rõ là tôi đã đến với Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đúng 60 năm trước, khi tôi vừa 20 tuổi lần thứ nhất. Cuốn KIỀU tôi đọc nằm trong tủ sách của Cụ thân sinh ra tôi, cũng là một người rất thích sách và chơi sách. Đó là một cuốn KIỀU được dịch ra Pháp văn bởi Cụ NGUYỄN VĂN VĨNH, một Dịch giả đáng tin cậy, và bản dịch, ngoài những câu được dịch nguyên câu, còn có những câu được dịch từng chữ một, rất có lợi cho người thích học Pháp ngữ. Tôi đã đọc kỹ và rất thích vì thấy Cụ NGUYỄN DU đã viết truyện KIỀU bằng thơ lục bát hay quá. Vào lúc đó tôi chỉ đọc và thích, chứ chưa hề nghĩ tới xuất xứ của truyện KIỀU là một truyện bằng văn xuôi của một tác giả người Hoa là Thanh Tâm Tài Nhân. Sau này trong những ngày tháng chơi sách tôi mới để tâm tìm hiểu thêm về truyện KIỀU. Mới đây, sau khi nhận được lời mời viết,và trong lúc tôi đang phân vân không biết nên viết gì, thì tình cờ, trong lúc đảo mắt qua mấy tủ sách đầy ắp cổ thư trong thư phòng, tôi chợt bắt gặp bộ “TỰ ĐIỂN CÁC TÁC PHẨM CỦA CÁC THỜI ĐẠI VÀ CÁC XỨ SỞ” và trong đầu tôi bỗng nảy sinh ý tưởng muốn viết về đề tài “ Cụ NGUYỄN DU và truyện KIỀU đã được người đời biết đến như thế nào?” Đồng thời tôi cũng nghĩ tới chuyện viết thêm về “Cách làm một sưu tập KIỀU” để chia sẻ những kinh nghiệm về việc sưu tập của tôi với những ai có cùng với tôi một sở thích.

Audio Guide

nguyendu.d.webcom.vn

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website