Loading...
|
Đề xuất quy trình giám định tư pháp di vật, cổ vậtNgày 09 tháng 04 năm 2019
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đang dự thảo Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
Ảnh minh họa
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 250/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp với 3 nhóm nhiệm vụ và 15 giải pháp trọng tâm, trong đó việc ban hành đầy đủ các Thông tư quy định về quy trình giám định ở các lĩnh vực có nhu cầu giám định là một trong những giải pháp quan trọng để hoàn thiện thể chế, bảo đảm chất lượng kết luận giám định.
Trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay có 3 lĩnh vực có nhu cầu thực tiễn về giám định đó là: Di vật, cổ vật; quyền tác giả, quyền liên quan và sản phẩm văn hóa (tranh, ảnh, phim, đồ chơi trẻ em…). Mỗi lĩnh vực có yêu cầu giám định về nội dung khác nhau, trong đó giám định đối với di vật, cổ vật là đưa ra đánh giá, kết luận về một hiện vật có phải là di vật, cổ vật hay không? Các tiêu chí xác định di vật, cổ vật thực hiện theo pháp luật về di sản văn hóa. Tuy nhiên, quy trình cụ thể để thực hiện việc giám định tư pháp đối với lĩnh vực này hiện nay chưa được quy định.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề xuất dự thảo Thông tư quy định quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật.
Theo đó, quy trình giám định tư pháp đối với di vật, cổ vật bao gồm: Tiếp nhận yêu cầu, trưng cầu giám định; chuẩn bị thực hiện giám định; thực hiện giám định; kết luận giám định; bàn giao kết luận giám định; lập hồ sơ, lưu giữ hồ sơ giám định.
Trong đó, thực hiện giám định, người giám định tư pháp xem xét đối tượng giám định để xác định niên đại (tuyệt đối hoặc tương đối) và các giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học. Việc xem xét đối tượng giám định bao gồm một hoặc các nội dung sau đây: Hình dáng, kích thước, chất liệu, màu sắc, trang trí trực tiếp từ hiện vật hoặc đối chiếu, so sánh; các đặc điểm khác có liên quan.
Đối với đối tượng giám định không thể di chuyển hoặc khó di chuyển, người giám định tư pháp phải tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người yêu cầu, trưng cầu. Việc tổ chức xem xét đối tượng giám định tại nơi lưu giữ của người trưng cầu, yêu cầu phải được lập thành biên bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Người giám định tư pháp có trách nhiệm ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình giám định, kết quả thực hiện giám định bằng văn bản và được lưu trong hồ sơ giám định.
Theo Tuệ Văn/Chinhphu.vn
Tin tức sự kiện
| Audio GuideTham quan ảo 3D
Thư viện phim tư liệu
Bộ đếm lượt truy cậpLiên kết Website |