nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Chữ Tâm là thước đo của doanh nhân


Trong những nhân tố (hoặc điều kiện) cốt thiết cho sự hình thành bản lĩnh một doanh nhân chân chính, rất cần một tư chất văn hóa, có thể gọi là văn hóa doanh nhân.
 
Quang cảnh buổi Hội thảo "Doanh nhân với truyện Kiều, truyện Kiều với doanh nhân"
 
Để củng cố hơn nữa mối liên quan giữa truyện Kiều và doanh nhân, Hội Kiều học Việt Nam tổ chức cuộc giao lưu, tọa đàm về chủ đề: Doanh nhân với Truyện Kiều - Truyện Kiều với Doanh nhân tại Hà Nội. Đây là sự kiện nhân Kỷ niệm 152 năm ngày sinh và vinh danh Danh nhân văn hóa thế giới - Đại thi hào Nguyễn Du. Tại buổi tọa đàm các đại biểu đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Truyện Kiều với doanh nhân. Theo các đại biểu tầng lớp doanh nhân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước, một doanh nhân chân chính rất cần một tư chất văn hóa, có thể gọi là văn hóa doanh nhân và trong Truyện Kiều hội tụ đẩy đủ yếu tố này. 

TS Nguyễn Hằng Thanh - Chánh Văn phòng hội Kiều học Việt Nam cho biết, giá trị nhân văn của Truyện Kiều là sự gạn đục khơi trong những điều tốt đẹp từ các nhân vật trong truyện và cả những bài học thất bại của những nhân vật ấy. Trong Truyện Kiều Đại thi hào Nguyễn Du khắc họa hai tuyến nhân vật: Một có Tâm, một vô Tâm. Còn doanh nhân cũng có doanh nhân có tâm và doanh nhân vô tâm. “Tôi nghĩ rằng từ Tâm tốt sẽ chuyển đến ý thức tốt và sẽ có những hành động tốt. Nghĩa là người doanh nhân làm ra sản phẩm và sẽ coi sản phẩm là con đẻ của mình nếu họ có Tâm hướng đến người tiêu dùng. Doanh nhân sẽ thổi hồn vào đó để nó được xã hội hà hơi, tiếp sức cho có sức sống lâu bền và giá trị tinh thần được thăng hoa, tâm hồn người doanh nhân thanh thản”– TS Nguyễn Hằng Thanh cho biết thêm. Đồng thời TS cũng chỉ ra rằng, những doanh nhân đưa ra thị trường nhiều chiêu lừa đảo để xã hội nghi ngờ lẫn nhau, một xã hội trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân biệt thì trong hoàn cảnh đó, chữ Tâm trong Truyện Kiều lại cần hơn bao giờ hết, nó như một thước đo phẩm chất cho người doanh nhân.
 
Trong khi đó, TS Phạm Văn Tuần - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hanvico cho rằng: "Trong sự nghiệp phát triển của công ty tôi luôn dựa vào chữ Tâm trong Truyện Kiều để hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bởi một người giám đốc ngoài cái Tài phải có Tâm mới yêu quý công nhân, mới định hướng họ đồng tâm hiệp lực để phát triển công ty". "Người doanh nhân làm ra sản phẩm và sẽ coi sản phẩm là con đẻ của mình nếu họ có Tâm. Họ sẽ thổi hồn vào đó để nó được xã hội hà hơi, tiếp sức cho có sức sống lâu bền và giá trị tinh thần được thăng hoa, tâm hồn người doanh nhân thanh thản", ông Tuần nói. Còn những doanh nhân đưa ra thị trường nhiều chiêu lừa đảo để xã hội nghi ngờ lẫn nhau, một xã hội trắng đen lẫn lộn, thật giả khó phân biệt thì trong hoàn cảnh đó ông Tuần nhận định: "Chữ Tâm trong Truyện Kiều lại cần hơn bao giờ hết, nó như một thước đo phẩm chất cho người doanh nhân". "Chữ Tâm soi sáng chữ Nghiệp và sinh ra nhân văn, có nhân văn ta giải quyết công việc thấu lý đạt tình, sống có Trời, có Đất, có luân thường đạo lý", ông Tuần chia sẻ thêm.
 
Theo Khắc Kiên/kinhtedothi.vn
 

Nghiên cứu thảo luận
Tìm hiểu Kim Vân Kiều tân truyện ở Thư viện Vương quốc Anh Trước đây 20 năm, Kim Vân Kiều tân truyện (còn gọi là Kim Vân Kiều hội bản) đã được giáo sư Nguyễn Văn Hoàn(1) và giáo sư Trần Nghĩa(2) giới thiệu sơ qua hoặc kỹ hơn chút ít. Bản này được đánh giá là “bản Kiều quý”, “chưa có ở nước ta”, tuy nhiên chưa ai đi sâu tìm hiểu. Điều đặc biệt ở bản này là có 146 trang thì trang nào cũng có một tranh minh họa chiếm nửa dưới trang, nửa trên dành in lời Tiểu dẫn (trang 2), một đoạn Truyện Kiều, chú thích bằng chữ Hán và lời tóm tắt bằng chữ Nôm nội dung đoạn Truyện Kiều đó. Sách không ghi tên tác giả cùng năm, nơi ra đời, chỉ thấy “trang bìa trong của sách có ghi mấy chữ tiếng Ý, viết bằng bút sắt ‘Anno 1894’; trang cuối sách ghi dòng chữ tiếng Pháp, cũng viết bằng bút sắt: ‘Paul Pelliot, acheté 432 Fr, Porte Sully, Juin 1929, No 518’. Nếu những ghi chép trên đây là chính xác thì các bản vẽ được hoàn thành vào năm 1894; đến năm 1929, Paul Pelliot, một học giả người Pháp mua được và cuối cùng, sách được nhập vào kho Thư viện Vương quốc Anh”(3). Có điều, tranh minh họa thì tôi cảm thấy có phần ngờ do người Trung Quốc vẽ.

Tham quan ảo 3D

nguyendu.d.webcom.vn

Thư viện phim tư liệu

Bộ đếm lượt truy cập

di tich Nguyen Du

Liên kết Website