nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

Sự tích rằm tháng 7 và tục cúng chúng sinh


Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung.
 
Ngày Rằm tháng Bảy, theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, các vong nhân được xá tội nên có lễ cúng Cô Hồn vào buổi chiều cho các vong linh không nhà cửa, không nơi nương tựa.
 
Một số người Việt Nam tin rằng Lễ Xá tội vong nhân bắt nguồn từ công việc đồng áng của người nông dân trước kia. Hằng năm, cứ đến tháng 6-7 âm lịch là vào vụ thu hoạch mùa màng. Để công việc được may mắn, không gặp trắc trở, người dân thường cầu xin thần linh, thổ địa… bắt giam những yêu ma, oan hồn lại cho khỏi quấy nhiễu.
 
Đến đúng ngày 15/7, mọi việc phải được hoàn tất, đó cũng là lúc “ông thần tha ma, chủ nhà tha thợ cấy”, “mở cửa ngục xá tội vong nhân”. Và cũng vào ngày này, người ta thường làm một lễ cúng tạ ơn các thần linh, và một mâm tưởng nhớ ông bà tổ tiên để cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát và cầu bình an cho gia đình. Vì vậy nên đa phần các gia đình thường cúng cơm mặn, nhưng cúng chay tốt hơn.
 
Mâm cúng cô hồn thường có: quần áo chúng sinh gỡ ra từng món, rải xuống dưới mâm, một ít vàng tiền cũng làm như vậy, vài chén cháo trắng loãng, 1 đĩa muối, 1 đĩa gạo, 1 ít bỏng gạo và kẹo bánh các loại, ngô, khoai, sắn luộc rồi cắt thành khúc nhỏ.
 
Sự tích lễ Vu Lan
 
Xuất phát từ truyền thuyết về Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Vu Lan là ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung.
 
Theo kinh Vu Lan, ngày xưa, Mục Kiền Liên đã tu luyện thành công nhiều phép thần thông. Mẫu thân ông là bà Thanh Đề đã qua đời, ông tưởng nhớ và muốn biết bây giờ mẹ như thế nào nên dùng mắt phép nhìn khắp trời đất để tìm. Thấy mẹ mình, vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ, bị đói khát hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên do đói ăn lâu ngày nên mẹ của ông khi ăn đã dùng một tay che bát cơm của mình đi không cho các cô hồn khác đến tranh cướp, vì vậy khi thức ăn đưa lên miệng thức ăn đã hóa thành lửa đỏ.
 
Mục Liên quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ, Phật dạy rằng: "Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu. Chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó".
 
Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát. Phật cũng dạy rằng chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Từ đó ngày lễ Vu Lan ra đời.
 
Vào ngày rằm tháng 7 thì người dân thường thực hiện cả Lễ Vu Lan và Lễ Cúng Cô Hồn. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng lễ này giống nhau nhưng không phải vậy. Khác nhau hoàn toàn. Lễ Vu Lan là để báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên, Còn lễ cô hồn là để cúng tế cho các vong hồn không người thân thích, không nơi nương tựa.
 
 
Theo lichvannien360.com
 
 
 
Ngạ quỷ là gì? - Vì sao nó lại là nỗi ám ảnh trong tháng cô hồn
 
Ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói, được xem như nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với dương gian trong tháng cô hồn. Vì sao lại thế, cùng tìm hiểu nhé!
 
Ngạ quỷ là gì
 
Ngạ quỷ hay còn gọi là quỷ đói. Theo truyền thuyết dân gian, vào tháng 7 âm lịch, Diêm Vương mở cửa địa ngục cho ma quỷ túa ra tứ phương, trong đó có những con quỷ đói. Vậy ngạ quỷ là gì? và chúng có nguồn gốc từ đâu cũng như cách để cúng ngạ quỷ như nào? 
 
Nguồn gốc của quỷ đói
 
Từ xa xưa, Phật giáo đã quan niệm con người có hai phần một phần hồn và một phần xác. Khi chết đi, phần hồn vẫn tồn tại nhưng mỗi người sẽ được đầu thai thành kiếp khác hay phải thành quỷ đói tùy vào những việc làm của người đó khi còn sống.
Nếu trong lúc sống, bạn làm nhiều điều tốt khi chết sẽ được đầu thai thành kiếp khác, còn nếu làm điều xấu sẽ bị đẩy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai thành súc sinh và nhẹ nhất là quỷ đói hay còn gọi là ngạ quỷ quấy nhiễu dương gian. Đó là cách trả lời cho câu hỏi ngạ quỷ là gì theo quan niệm của Phật giáo.
 
Còn theo tín ngưỡng dân gian thì để trả lời cho câu hỏi ngạ quỷ là gì chúng ta cùng tìm hiểu một sự tích khác về quỷ đói được truyền tai nhau. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận. Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về.
 
Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.
 
Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
 
Quỷ đói và những ám ảnh kinh hoàng
 
Là một tín ngưỡng dân gian và liên quan rất nhiều tới các linh hồn, quỷ đói nên trong văn hóa người Việt ta có rất nhiều điều kiêng kỵ mỗi dịp tháng cô hồn tới. Phổ biến nhất, người ta thường kiêng ra đường buổi đêm, nhất là với trẻ con. Phần đông cho rằng, ban đêm là lúc ma quỷ ra đường nên cần tránh xa kẻo bị bắt mất.
 
Một hành động nữa cũng là điều cấm kỵ trong tháng cô hồn là bơi ra ngoài sông, biển. Bởi ngạ quỷ thường sống ở những nơi nhớp nhúa, ẩm ướt bởi vậy nếu bơi ra nơi nhiều nước và nước sâu dễ gặp phải chúng, bị chúng kéo chân làm cho chết đuối.
 
Để xoa dịu và làm yên lòng các ngạ quỷ và các cô hồn, người ta tổ chức lễ cúng cô hồn. Trong lễ này, điều tuyệt đối bị cấm là sờ vào thức ăn trên mâm cúng như gạo, cháo, muối. Người xưa lý giải cho việc cấm kỵ này là: làm như vậy là chọc giận ngạ quỷ và chúng sẽ gieo rắc căn bệnh bí hiểm lên người phạm thượng. Ngoài ra khi đốt vàng mã hối lộ cho các loài quỷ, ông bà xưa cũng cấm con cháu bước lên hoặc lại gần vùng đốt lửa. Nguyên nhân là vì lửa sẽ mở ra cánh cửa vào thế giới linh hồn, nếu chẳng may dẫm phải sẽ bị quỷ dữ lôi kéo, trêu ghẹo.
 
Cứ tới tháng 7 âm lịch hàng năm, mọi nhà đều chuẩn bị bày biện và sửa soạn những mâm cỗ cho lễ cúng chúng sinh, hay còn gọi là cúng cô hồn. Tuy nhiên, có một chuyện lạ là không phải ai cũng hiểu và biết về những phong tục của tín ngưỡng dân gian này.
 
Theo nhiều người, tín ngưỡng này được coi là một hành động nhân đạo, cứu giúp cho những linh hồn khốn khổ của người Việt. Trong năm, lễ cúng cô hồn vào tháng 7 âm lịch là lớn nhất, thường trùng với lễ Vu Lan của Phật giáo.
 
 
Theo Phunutoday.vn

Di sản văn hóa