nguyendu.d.webcom.vn
Loading...

Bộ đếm lượt truy cập

web counter html code

Phục hồi dòng tranh quý


Tranh dân gian Đông Hồ là một dòng tranh nổi tiếng nhất trong 4 dòng tranh dân gian của Việt Nam với những giá trị và vẻ đẹp độc đáo, khác biệt hoàn toàn với các dòng tranh khác từ kỹ thuật in ấn, quy trình chế tác, chất liệu, màu sắc cho đến nội dung.

 

Du khách tham quan phòng trưng bày tranh dân gian Đông Hồ ở Thuận Thành

 

Ngày nay, cùng với Di sản Dân ca Quan họ thì vẻ đẹp tự nhiên của những tờ tranh giấy Điệp, giấy Dó ở Đông Hồ đã trở thành một đặc sản văn hóa tiêu biểu đặc trưng của vùng đất Bắc Ninh.

 

Trước nguy cơ mai một của dòng tranh quý, tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiều chủ trương, biện pháp để bảo tồn, phát huy giá trị của nghề làm tranh dân gian Đông Hồ như: Kiểm kê, nghiên cứu, sưu tầm bản khắc in tranh, ban hành một số chính sách hỗ trợ nghề thủ công truyền thống, tổ chức nhiều hình thức tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá trong và ngoài nước… Mới đây nhất, đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tranh dân gian Đông Hồ giai đoạn 2014-2020 và định hướng đến năm 2030” với tổng kinh phí gần 60 tỷ đồng cũng đã được tỉnh phê duyệt.

 

Theo đúng lộ trình, từ nay đến tháng 3-2015 sẽ hoàn thiện hồ sơ ứng cử Quốc gia để trình UNESCO đưa tranh dân gian Đông Hồ vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đề án gồm ba dự án thành phần. Trong đó, dự án Phục hồi, phát triển tranh dân gian Đông Hồ có thời gian thực hiện từ 2014-2016 với tổng kinh phí 800 triệu đồng nhằm đánh giá thực trạng di sản, nhận biết giá trị, tìm hiểu nguyên nhân mai một và đưa ra biện pháp khắc phục; tổ chức học tập kinh nghiệm của một số nước trong việc phục hồi di sản; xây dựng kế hoạch hành động phát triển để dẫn dắt cộng đồng bảo tồn sức sống tranh dân gian Đông Hồ…

 

Dự án thứ hai được xác định từ nay đến 2018 sẽ hoàn thành xây dựng một Trung tâm bảo tồn và phát huy tranh dân gian Đông Hồ với diện tích 12 nghìn m2 để triển lãm, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm và quy trình, chất liệu của nghề tranh; thu hút khách du lịch tham quan, tìm hiểu; là nơi tổ chức các hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn về di sản và là địa điểm để các nghệ nhân truyền nghề cho các thế hệ sau.

 

Một dự án thành phần khác đang được các cơ quan chuyên môn gấp rút hoàn thành là việc xây dựng hồ sơ ứng cử Quốc gia Tranh dân gian Đông Hồ trình UNESCO đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Để thực hiện dự án này, các đơn vị đã tiến hành nghiên cứu sưu tầm, tập hợp tài liệu và điền dã tìm hiểu đặc trưng của dòng tranh dân gian Đông Hồ; xuất bản các ấn phẩm về di sản như sách, băng đĩa, phim ảnh…

 

Nhận định của những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xây dựng hồ sơ trình UNESCO thì tranh Đông Hồ là loại hình di sản có khả năng ứng dụng rộng, điều kiện phổ biến thuận lợi nên không bị bó buộc vào khuôn khổ hay giới hạn nhất định mà có thể phát triển mở rộng. Ngoài ra, còn những ưu điểm khác là bên cạnh những giá trị phi vật thể, dòng tranh Đông Hồ còn có giá trị vật thể hiện hữu qua chất liệu làm tranh, ở hệ thống bản khắc gỗ cổ cũng như nội dung hình ảnh, đường nét, bố cục trên mỗi bức tranh… Cũng bởi thế nên từ thế kỷ XIX tranh dân gian Đông Hồ đã thu hút được sự chú ý tìm hiểu của các nhà nghiên cứu mỹ thuật người Pháp, sau này là của các nhà nghiên cứu văn hóa, các chuyên gia về mỹ thuật ở cả trong và ngoài nước.

 

Tìm hiểu qua một số nguồn tài liệu lịch sử cho thấy, tranh dân gian Đông Hồ  xuất hiện và tồn tại trên quê hương Bắc Ninh thấp nhất cũng qua 5 thế kỷ. Tuy nhiên, để biết chính xác thời điểm dòng tranh này xuất hiện khi nào và tại sao thì hiện vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào đưa ra kết luận cụ thể.

 

Với 180 đề tài khác nhau được phân thành các nhóm chủ đề lớn là tranh thờ, tranh lịch sử, tranh chúc tụng, tranh sinh hoạt, tranh truyện, tranh phương ngôn, tranh cảnh vật, dòng tranh dân gian Đông Hồ đã phản ánh sinh động, chân thực những khía cạnh đa dạng của cuộc sống ở các làng quê Việt Nam và góp phần vun đắp, làm giàu có thêm

 

Theo V.Thanh/bacninh online


Di sản văn hóa